Sinh 9 Đột biến cấu trúc NST

Ann Lingg

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2018
123
44
26
Hà Nội
THCS Ngô Gia Tự

Attachments

  • 6139B2B5-7F01-4CDB-825A-43FB16150558.jpeg
    6139B2B5-7F01-4CDB-825A-43FB16150558.jpeg
    86.1 KB · Đọc: 64

nguyenvanquangdang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
154
197
21
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
Cây hoa trắng không có gen A, nên nó có thể thuộc một trong ba dạng đột
biến là mất đoạn NST, lệch bội thể một hoặc đột biến gen.
- Đột biến mất đoạn NST: Đoạn mất mang gen A.
P: AA x aa
Cơ thể AA, do đột biến mất đoạn NST nên hình thành giao tử có số
NST n nhưng không mang gen A. Cơ thể aa giảm phân bình thường tạo giao
tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến mất đoạn (không mang A)
tạo ra hợp tử đột biến có kiểu gen a ->hoa trắng.
- Đột biến lệch bội thể một: Mất NST mang gen A.
P: AA x aa
Cơ thể AA, do rối loạn giảm phân nên cặp NST mang gen AA không
phân li tạo nên giao tử (n+1) có gen AA và giao tử (n-1) không có gen A. Cơ
thể giảm phân bình thường tạo giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử
đột biến lệch bội (n-1) (không mang gen A) tạo ra hợp tử đột biến lệch bội
(2n-1) có kiểu gen a ->Hoa trắng.
- Đột biến gen làm cho A thành a.
P: AA x aa
Cơ thể AA, do tác nhân đột biến làm cho gen A thành gen a nên cơ thể
AA tạo ra giao tử A và giao tử đột biến a. Cơ thể aa giảm phân bình thường
tạo giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến a tạo ra hợp tử đột
biến có kiểu gen aa -> Hoa trắng.

Mình nghĩ giải theo cách này sẽ hợp lý bạn tham khảo có gì thắc mắc thì trao đổi với mình
 
Top Bottom