Sinh 10 Đông tự protein

Jackie Vu

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng chín 2021
12
10
6
18
Bắc Ninh
Quế Võ
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: H.Bừn

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Em không biết đặt tiêu đề như nào
1. Giải thích các hiện tượng sau:
- Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước) ta thấy có hiện tượng đóng lại
từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?
- Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi xào thức ăn nguyên liệu là thịt bò nên xào chung
với khóm (dứa) hoặc khi làm món nộm thịt bò cùng với đu đủ. Em hãy dùng kiến thức đã
học có liên quan để giải thích cho các điều này?
2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gôngi lai có màng đơn.
Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như
thế nào đến chức năng của chúng?
b.
1. Hãy cho biết những chất như estrogen, prôtêin, oxi, Na+ vận chuyển qua màng bằng
cách nào?
2. Ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
- Dung dịch ưu trương - Dung dịch nhược trương
Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích?
3. Trong tế bào ĐV có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là 2 loại bào
quan nào? Cơ chế khử độc của 2 loại bào quan đó có gì khác nhau?

1. Giải thích các hiện tượng sau:
- Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước) ta thấy có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?

=> Đây là hiện tượng biến tính protein, protein thịt cua kết tủa do nhiệt độ cao, tạo thành từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh.

- Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi xào thức ăn nguyên liệu là thịt bò nên xào chung
với khóm (dứa) hoặc khi làm món nộm thịt bò cùng với đu đủ. Em hãy dùng kiến thức đã học có liên quan để giải thích cho các điều này?

=> Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày . Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa. Ngoài ra còn chứa vitamin và các khoáng chất khác, tăng hương vị cho món ăn.
Ở đây chúng ta đúc kết được khi nấu ăn với thịt bò để đỡ dai và dễ tiêu hóa hơn thì có thể dùng 2 nguyên liệu trên rồi nè :>

2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gôngi lai có màng đơn.
Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử: Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
Màng trong là nơi chứa chuỗi truyền điện tử => Mất đi sẽ không tổng hợp được ATP.
Màng ngoài mất đi => Ảnh hưởng đến sự chênh lệch nồng độ H+ => Hiệu suất giảm.
- Nếu bộ máy Gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói sản phẩm.

b.
1. Hãy cho biết những chất như estrogen, prôtêin, oxi, Na+ vận chuyển qua màng bằng
cách nào?

- Estrogen: có bản chất là photpholipit nên có thể đi qua lớp photpholipit.
- Prôtêin: Là một đại phân tử hữu cơkích thước lớn nên vận chuyển bằng cách xuất bào, nhập bào.
- Oxi: Kích thước nhỏ, không phân cực nên có thể qua màng theo cơ chế khuếch tán qua lớp photpholipit.
- Na+ : Là phân tử mang điện nên qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng. ( Kênh Na/K ).
Em chú ý đến các phần anh đã highlight lên nhé, có thể áp dụng đối với các chất khác tương tự có đặc điểm như vậy, em có thể tìm hiểu thêm về các kênh vận chuyển khác, vd: aquaporin để vận chuyển nước,..v.v

2. Ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
- Dung dịch ưu trương - Dung dịch nhược trương
Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích?


Dự đoán hiện tượng, anh lập bảng để so sánh trực quan hơn nhé:
Môi trườngTế bào hồng cầuTế bào biểu bì củ hành
Dung dịch ưu trươngNhăn nheo lạiCo nguyên sinh
Dung dịch nhược trươngBị vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế bào
[TBODY] [/TBODY]
Em tham khảo hình minh họa phía dưới để dễ hình dung về các trạng thái hơn nhé:
slide45-l.jpg
Giải thích:
- Tế bào hồng cầu : Trong môi trường ưu trương, tế bào mất nước nên nhăn nheo. Trong môi trường nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành nên tế bào no nước và bị vỡ
- Tế bào biểu bì củ hành :Môi trường ưu trương, tế bào mất nước, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào ( co nguyên sinh ). Môi trường nhược trương, tế bào hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào.

3. Trong tế bào ĐV có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là 2 loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của 2 loại bào quan đó có gì khác nhau?
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm. Cơ chế khử độc của hai loại bào quan như sau:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm Hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra [TEX]H_{2}O_{2}[/TEX], chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành [TEX]H_{2}O[/TEX].

Chúc em học tốt nhé, sau chú ý chia các câu ra để mọi người dễ hỗ trợ cũng như dễ theo dõi cho em hơn nè.



--------------
Source image: Agustina Setiawati , M.Sc., Apt. Model membran.
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gôngi lai có màng đơn.
Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử: Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
Màng trong là nơi chứa chuỗi truyền điện tử => Mất đi sẽ không tổng hợp được ATP.
Màng ngoài mất đi => Ảnh hưởng đến sự chênh lệch nồng độ H+ => Hiệu suất giảm.
- Nếu bộ máy Gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói sản phẩm

Ti thể:
- Màng ngoài đồng thời cũng chứa các enzyme tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng, như kéo dài phân tử axit béo, oxy hóa hormone adrenalinephân hủy amino acid tryptophan => Mất màng ngoài sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đó
- Khoang gian màng chứa nhiều protein tham gia vào quá trình tự chết theo chu trình thế bào. Mất 1 màng-> mất khoang gian màng => tế bào khó đi vào chu trình chết-> tích tụ gây ung thư
Gongi
-... do sản phẩm khó xuất- nhập, có thể bị kẹt lại giữa hai màng

1. Giải thích các hiện tượng sau:
- Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước) ta thấy có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?

=> Đây là hiện tượng biến tính protein, protein thịt cua kết tủa do nhiệt độ cao, tạo thành từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh.

Protein bị biến tính ở nhiệt độ cao sẽ bị mất cấu trúc bậc 3 -> Các phần kị nước lộ ra ngoài -> Chúng tương tác, liên kết lại, đầu kị nước quay vào, ưa nước quay ra -> protein kết tủa, đóng mảng

Em có ý kiến thêm một chút như vậy có đúng không ạ?
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần
Top Bottom