dòng điện xoay chiều

T

thehung08064

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho mạch điện xoay chiều R,L mắc nối tiếp,cuộn dây thuần cảm độ tự cảm L=0,318H R=100ôm mắc vào 2 đầu mạch hiệu điện thế U=400cos^2(50pi.t) (V). Xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch
A. I= căn5 (A) B.3,26 (A). C. I= 2+căn2 (A) D. I=3(A)
 
H

huubinh17

Bie61`n đổi cái chổ [tex]cos^2[/tex] thành [tex]cos2wt[/tex] rồi tính dòng hiệu dụng bình thường thôi
 
T

thehung08064

kenhaui ơi, ko có đáp án rồi,mình cũng tính như thế nhưng không có đáp án.hix
 
T

thehung08064

uh,vậy cứ để anh Rock lên chắc anh sẽ giúp mình.thanks bạn nhiều nha
 
R

rocky1208

@ all: cái công thức [TEX]U=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2[/TEX] chỉ áp dụng được với mạch chỉ toàn điện trở thuần thôi, chứ dính thêm L, C thì phải phân tích. Bài này làm như sau:

Hạ bậc cho pt hiệu điện thế: [TEX]u=200\cos(100\pi t)+200[/TEX] (V)
Cái này gồm 1 hiệu điện thế xoay chiều [TEX]u=200\cos(100\pi t) [/TEX] và 1 hiệu điện thế 1 chiều [TEX]U_1=200[/TEX] (V)

Chỉ có hiệu điện thế xoay chiều mới chịu cảm kháng. Còn hiệu điện thế 1 chiều chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần.

Dòng hiệu dụng do hiệu điện thế xoay chiều: [TEX]U=\frac{200}{\sqrt{2}}[/TEX] (V), [TEX]Z=100\sqrt{2}[/TEX] nên: [TEX]I_1=1[/TEX] (A)

Dòng hiệu dụng do hiệu điện thế 1 chiều gây ra: [TEX]U=200[/TEX] (V), [TEX]Z=R=100[/TEX] nên: [TEX]I_2=\frac{200}{100}=2[/TEX] (A)

Vậy: [TEX]I=I_1+I_2=3[/TEX] (A)
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

anh ơi sửa lại đi,cái chỗ kia em không đọc được,hihi.cảm ơn anh Rock nhiều.à tại sao I=I1+I2 vậy anh.em không hiểu chỗ đó.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

anh ơi sửa lại đi,cái chỗ kia em không đọc được,hihi.cảm ơn anh Rock nhiều.à tại sao I=I1+I2 vậy anh.em không hiểu chỗ đó.

Dòng hiệu dụng tức là ta coi nó như mọt dòng 1 chiều, vì vậy ko có hiện tượng xoay chiều hay lệch pha gì ở đây cả :) Hai hiệu điện thế trên được quy hết về hiệu dụng để tính -> Cường độ hiệu dụng trong mạch = tổng cường độ hiệu dụng do từng hiệu điện thế gây ra :)
 
T

thehung08064

hix.em nghĩ nói như anh đúng.tức là dòng hiệu dụng là dòng 1 chiều.nhưng trong đoạn mạch nối tiếp thì I= nhau chứ sao lại bằng tổng được.và đáp án là A anh à.không phải là D.hix.
 
H

huubinh17

Cái đó em nghĩ anh phải bảo toàn nhiệt lượng tỏa ra kìa, chứ soa mà cộng được

Nếu như theo tính toán của anh thì dòng hiệu dụng là can_5
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

@all: sorry nhé, lúc tính vội quá anh nghĩ đơn giản là hai dòng khi quy về hiệu dụng thì nó nó sẽ như hai dòng cùng chiều nên chồng dòng được [TEX]I_1+I_2[/TEX]. Bài này làm theo bảo toàn năng lượng.

Tác dụng nhiệt là tác dụng ko chịu ảnh hưởng bởi chiều dòng điện nên ta có thể chọn nó để bảo toàn.

Nhiệt lượng toả ra trong thời gian t:

Của dòng xoay chiều: [TEX]Q_1=I_1^2Rt[/TEX]
Của dòng một chiều: [TEX]Q_2=I_2^2Rt[/TEX]

Tổng nhiệt lượng: [TEX]Q=(I_1^2+I_2^2)Rt[/TEX] (1)

Coi như có 1 dòng hiệu dụng tương đương là [TEX]I[/TEX]:
Nhiệt lượng: [TEX]Q=I^2Rt[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) -> [TEX]I^2=I_1^2+I_2^2=2^2+1^2=5\Rightarrow I=\sqrt{5}[/TEX]


Bie61`n đổi cái chổ [tex]cos^2[/tex] thành [tex]cos2wt[/tex] rồi tính dòng hiệu dụng bình thường thôi

Nếu như theo tính toán của anh thì dòng hiệu dụng là can_5

Lần sau em có hướng dẫn các bạn thì nói vắn tắt cách làm nhé. Những bài thế này có thể xếp vào spam :|
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom