Dòng Điện Xoay Chiều Dùng Giản Đồ Véc Tơ -Bài Toán Hộp Đn

I

ikimonogakagi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dòng Điện Xoay Chiều Dùng Giản Đồ Véc Tơ - Bài Toán Hộp Đen

1/ Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V và tần số không đổi vào 2 đầu A & B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R , cuộn cảm thuần có độ tự cảm L , và tụ điện có điện dung C thay đổi . Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần & tụ điện . Các giá trị R,L,C hữu hạn & khác không . Với [TEX]C=C_{1}[/TEX] thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở . Với [TEX]C=\frac{C_{1}}{2}[/TEX] thì điện áp hiệu dụng giữa A & N bằng :
A. 200V
B. [TEX]100\sqrt{2}[/TEX] V
C. 100V
D. [TEX]200\sqrt{2}[/TEX] V

2/ Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp (cuộn dây thuần cảm), điện trở thuần R thay đổi được . Điện áp 2 đầu mạch có giá trị không đổi . Khi [TEX]R = R_{1}[/TEX] thì [TEX]U_{R}= U\sqrt{3}[/TEX] , [TEX]U_{L}= U[/TEX] , [TEX]U_{C} = 2U[/TEX] . Khi [TEX]R=R_{2}[/TEX] thì [TEX]U=U\sqrt{2}[/TEX] . Điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ C lúc này bằng :
A. [TEX]U\sqrt{7}[/TEX]
B. [TEX]U\sqrt{3}[/TEX]
C. [TEX]U\sqrt{2}[/TEX]
D. [TEX]2U\sqrt{2}[/TEX]

3/ Cho đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L không đổi , điện trở thuần R không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được . Đặt vào đọan mạch 1 điện áp có biểu thức [TEX]u=100\sqrt{2}.cos100\pi.t[/TEX] (V) thì : Khi [TEX]C=C_{1}= \frac{10^{-4}}{\pi}[/TEX] (F) hay[TEX]C=C_{2}= \frac{10^{-4}}{3.\pi}[/TEX] (F) . Mạch tiêu thụ cùng công suất , nhưng cường độ dòng điện tức thời lệch pha nhau 1 góc [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX] . Điện trở thuần R bằng :
A. [TEX]100\Omega[/TEX]
B. [TEX]100\sqrt{3}\Omega[/TEX]
C. [TEX]\frac{100}{\sqrt{3}}\Omega[/TEX]
D. [TEX]100\sqrt{2}\Omega[/TEX]

4/ Mạch điện xoay chiều RLC ghép nối tiếp trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm [TEX]\frac{1}{\pi}[/TEX] tụ điện có điện dung C thay đổi được . Mắc mạch vào mạng điện xoay chiều tần số 50 Hz . Khi thay đổi C thì ứng với 2 giá trị của [TEX]C=C_{1}=\frac{10^{-4}}{2\pi}F [/TEX] và [TEX]C=C_{1}=\frac{10^{-4}}{3\pi}F [/TEX] thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 dầu tụ điện bằng nhau . Giá trị của R là :
A. [TEX]100\Omega[/TEX]
B. [TEX]10\sqrt{3}\Omega[/TEX]
C. [TEX]50\Omega[/TEX]
D. [TEX]20\sqrt{5}\Omega[/TEX]

5/Mạch điện xoay chiều gồm điện trở [TEX]R=100\Omega[/TEX] , mắc nối tiếp với hộp kín X chứa 2 trong 3 phần tử (điện trở thuần , cuộn cảm thuần và tụ điện) . Khi ta mắc vào mạch 1 hiệu điện thế 1 chiều U thì dòng điện trong mạch là 2A . Khi mắc vào mạch 1 hiệu đện thấ xoay chiều có giá trị hiệu dụng vẫn là U sau d91 dùng vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế giửa 2 đầu R & X thì thấy vôn kế chỉ giá trị [TEX]100\sqrt{3}[/TEX] V & khi đó dòng điện lệch pha so với hiệu thế 2 đầu mạch góc [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX] . Hộp X chứa :
A. [TEX]R_{0}= 100\Omega[/TEX] , [TEX]Z_{L}= 100\Omega[/TEX]
B. [TEX]R_{0}= 100\Omega[/TEX] , [TEX]Z_{C}= 100\Omega[/TEX]
C. [TEX]R_{0}= 50\Omega[/TEX] , [TEX]Z_{L}= 50\sqrt{3}\Omega[/TEX]
D. [TEX]R_{0}= 50\Omega[/TEX] , [TEX]Z_{L}= 100\Omega[/TEX]

Mong được mọi người giúp đỡ . Mình xin cảm ơn !!
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

1/ khi C=C1 thì UR ko phụ thuộc vào R,ta có:
${U_R} = \frac{U}{Z}R = \frac{U}{{\sqrt {1 + \frac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{{{R^2}}}} }}$
Suy ra UR ko phụ thuộc vào R khi và chỉ khi xảy ra cộng hưởng ZL=ZC1
Khi ZC=2ZC1=2ZL thì :
${U_{AN}} = {U_{RL}} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = U$
 
H

hangthuthu

4)ta kết hợp 2 công thức nhanh:
gọi ZC là dung kháng lúc UC max thì:
\[\begin{array}{l}
\frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{{Z_{C1}}}} + \frac{1}{{{Z_{C2}}}}} \right) = \frac{1}{{{Z_C}}} \\
{Z_C} = \frac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{Z_L}}} \\
\end{array}\]
 
Top Bottom