Nhật ký Đời toi muôn màu ღ

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Nó kêu t bằng chị :v
Ở lớp nó bị tẩy chay do quá trẻ trâu :vvv
Một số người thích gọi người bằng tuổi là chị mà *tự coi mình nhỏ tuổi hơn* ( chắc do sở thích )
View attachment 152496
Ewww
Tớ tốt bụng nhất lớp aw ~~
Thấy chữ " Ân tình này sẽ không bao giờ quên " -----> Nghe câu này là biết thấy nó nói dối rùi ==
 

Linh_Alison_Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng tám 2018
263
452
76
Nam Định
THCS Trần Đăng Ninh
Làm người được ko đây?????
:3
"Con nhà người ta " :>
 

Attachments

  • 1653C857-E0E2-4885-9691-D8AC542DCB4B.jpeg
    1653C857-E0E2-4885-9691-D8AC542DCB4B.jpeg
    146.3 KB · Đọc: 49

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[Góc ôn tập môn Ngữ Văn]

~ Mùa xuân nho nhỏ ~ Thanh Hải ~
Khổ 1 : Bức tranh thiên nhiên mùa xuân

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi
con chim chiền chiện
Hót chivang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

Phân tích :

Mở đầu khổ thơ, ta bắt gặp một cách viết khác lạ. Thay vì nhà thơ Thanh Hải viết:
"Một bông hoa tím biếc
Mọc giữa dòng sông xanh"
thì nhà thơ lai viết :
" Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc."
Phải chăng đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả? Động từ "mọc" được đặt ở đầu đoạn thơ khắc sâu sức sống trỗi dậy và vươn mình của mùa xuân. Và cách viết ấy cũng thật gợi hình: có một bông hoa lục bình màu tím biếc đang từ từ, từ từ nhô lên trên mặt nước và nở những cánh hoa giữa một dòng sông xanh bao la. Màu xanh của dòng sông Hoàng Giang có phải là tín hiệu báo mùa xuân đã về? Mùa xuân ấy đang lướt nhẹ trên mặt hồ, trôi theo dòng chảy của dòng sông. Màu xanh của dòng sông kết hợp với màu tím của hoa, một màu tím giản dị, mơ mộng và quyến rũ. Tất cả đều mang vẻ đẹp của mùa xuân ở đất xứ Huế. Một mùa xuân tươi sáng nhưng bình dị mà đằm thắm. Trong khung cảnh mùa xuân ấm áp ấy, có con chim chiền chiện bay cao trên trời và nhả ra những tiếng hót thánh thót. Tiếng hót ấy làm rung động lòng người, bâng khuâng mà xao xuyến. Say đắm trong tiếng hót thánh thót ấy, tác giả như trách yêu con chim sao hót đến lịm người:
" Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Chỉ với bốn câu thơ ngắn năm chữ, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh, có cả cái dài rộng và sự bao la của bầu trời. Cảm xúc ấy đâu chỉ từ sự ngạc nhiên, thích thú với vẻ đẹp của bông hoa lục bình, với màu sông xanh của dòng sông, với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện mà còn được bộc lộ bằng một hành động trữ tình:
" Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" ở đây là những giọt mưa của mùa xuân hay giọt tiếng chim kết đọng lại? Đó lại là sự sáng tạo của nhà thơ Thanh Hải. Tiếng chim ấy lúc xa, lúc gần, lúc trầm, lúc bổng, tròn trịa mà rõ ràng kết đọng lại thành từng giọt sương sắc màu, óng ả rơi xuống, rơi mãi tưởng như chẳng bao giờ đứt và thế là nhà thơ đã hứng lại giọt "long lanh" ấy. Nâng niu và trân trọng vẻ đẹp tinh túy của đất trời thiên nhiên mùa xuân ban tặng. Như vậy, tiếng chim từ chỗ có thể nghe thấy và cảm nhận bằng thính giác, tác giả đã khéo léo biến tiếng chim thành một sự vật có thể nhìn thấy bởi nó có hình khối, có màu sắc rồi lại cảm nhận bằng da, bằng thịt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ấy thật tinh tế và cũng thật đáng khâm phục. Quả thật, nhà thơ Thanh Hải đã đón mùa xuân bằng tất cả sự tinh hoa của ngòi bút và tình yêu quê hương, đất nước dạt dào trong lòng nhà thơ. Chỉ với sáu câu thơ ngắn không có một từ "xuân" nào nhưng sắc xuân, hương xuân và tình xuân đều hiện rõ trong khổ thơ - thấm đẫm ngọt ngào từ tâm hồn của nhà thơ - từ một người ý thức được hữu hạn của kiếp người.

Đánh giá khái quát & liên hệ: Hoàn cảnh sáng tác - Tuy bài thơ ra đời tháng 11 năm 1980, khi mùa xuân chưa bắt đầu, vẫn đang là mùa đông lạnh lẽo, khi nhà thơ Thanh Hải còn đang nằm trên giường bệnh nhưng ở đoạn thơ đầu, ta dường như không thể ngờ tới : đây là đoạn thơ của một người đang nằm trên giường bệnh. Nhà thơ Thanh Hải như quên đi nỗi đau đớn của bệnh tật, dùng tất cả trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút tinh hoa của mình để viết ra một mùa xuân đẹp nhất, một mùa xuân cuối cùng của cuộc đời trên mảnh đất quê hương - xứ Huế.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[Góc ôn tập môn Ngữ Văn]
~ Nói với con ~ Y Phương ~
Khổ 1 : Côị nguồn sinh dưỡng

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cuới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."

Phân tích :

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp ngay một bộ tứ bình xinh xắn về một hình ảnh gia đình ấm êm mà tiêu điểm cho bức tứ bình ấy là đứa con còn đang ở tuổi chập chững biết đi, bi bô tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì sà vào lòng cha:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười "
Với cách viết đậm lối tư duy của người miền núi kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyền đổi cảm giác "chạm tiếng nói, tới tiếng cười"; điệp ngữ "chân" và điệp cấu trúc "chân ... bưới tới..."đã gợi lên một không khí ấm êm, ấm áp và hạnh phúc của một gia đình bé nhỏ. "Tiếng nói", "tiếng cười" đùa ấy tuy là những thứ vô hình, không thể nhìn thấy bằng mắt mà chỉ cảm nhận được bằng thính giác nhưng Y Phương đã hữu hình hóa những tiếng nói, tiếng cười ấy trở thành mục tiêu mà đứa trẻ bước đến. Một bước rồi hai bước ... Lời thơ chậm lại đã gợi ra một hình ảnh đẹp: nguời cha đang chú ý và quan sát từng bước đi của con, sự chờ đợi một tương lai xán lạn. Tuy bây giờ mỗi bước đi của con đều có sự dẫn dắt, sự chăm chút chắt chiu từng chút một của ba mẹ nhưng sau này khi con đã lớn khôn, mỗi bước chân con đi đều tự mình bước đi trên con đường mà con mong ước, cha và mẹ sẽ luôn ở sau những bước chân ấy, cổ vũ và động viên con những lần con vấp ngã, găp khó khăn và chông gai. Dẫu người con được sinh ra trong vòng tay ấm áp của người cha, người mẹ thì con rất cần bầu sữa ấm áp của quê hương:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
"Người đồng mình" - cách gọi thân thương và trìu mến chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng một dân tộc, cùng có chung những phong tục tập quán. Đó là cách nói mộc mạc, giản dị, giàu tính địa phương nhưng lại mang một sức biểu cảm. Cách gọi ấy kèm theo cụm từ "yêu lắm" càng gợi ra tình cảm gắn bó thân thiết của người cha với người đồng mình. Người đồng mình yêu ở chỗ từ công cụ để đánh cá cũng có thể biến thành nan hoa, vách nhà không chỉ ken bằng gỗ, bằng tre, bằng nứa mà ken cả câu hát ngân nga - một hình ảnh ẩn dụ cho sự lạc quan và yêu đời của người đồng mình, bằng cả tâm hồn, tâm tình của mình trong đó. Cách sử dụng ấy đã làm bừng lên cả không gian văn hóa của dân tộc miền núi. Bởi vậy, người đồng mình không chỉ yêu cái đẹp mà còn biết làm đẹp bằng cả chiều sâu văn hóa của dân tộc miền cao. Còn rừng núi quê hương thì thật mơ mộng và nghĩa tình. Rừng không chỉ cho lâm sản mà còn cho những đóa hoa - dâng hiến hết mình cho một cuộc đời có ý nghĩa và tươi đẹp. Núi rừng thơ mộng giúp con có một tâm hồn đẹp, đẹp như những đóa hoa tươi thắm ở trong rừng và khi con lớn khôn, con sẽ dâng hiến hết mình cho quê hương, giúp quê hương ngày một tốt đẹp hơn. Quê hương có biết bao nhiêu là con đường : con đường lên thung, con đường xuống bản, ... nhưng chúng đều có điểm chung : gắn kết những tâm hồn lại với nhau - "Con đường cho những tấm lòng". Cũng nhờ có những con đường ấy mà cha mẹ đến được với nhau. Con đường chính là sợi dây kết nối tình cảm, sợi dây tơ duyên để kết nối những tâm hồn trong đó có cả cha và mẹ. Kết thúc đoạn thơ là một kỉ niệm đẹp của cha mẹ:
"Cha mẹ nhớ mãi về ngày cuới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."
Kỉ niệm đẹp bởi đó là sự khởi đầu cho những yêu thương mà con đón nhận. Sự khởi đầu ấy sẽ đưa con đến bến bờ của tình yêu thương, lòng gắn bó và cội nguồn sinh dưỡng. Rằng, con được sinh ra từ một thế giới của những con người đầy tài hoa, của những con đường dẫn đến những cánh rừng đầy hoa tươi thắm. Và gần gũi hơn nữa, con được sinh ra từ tình yêu thương của cha và mẹ. Một thế giới như thế sẽ đủ sức bao bọc con trong những êm đềm, những yêu thương, đủ sức nuôi lớn tâm hồn con và xứng đáng để con không phụ lòng .



171831582_510044199995855_2363587098328103159_n.jpg


Cam thường :
173397556_5299103826797416_6039756311153118398_n.jpg
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[Góc ôn tập môn Ngữ Văn]
~ Viếng lăng Bác ~ Viễn Phương ~
Khổ 1:
"Conmiền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng "

Phân tích :

Ngay từ những câu thơ đầu tiên, nhà thơ Viễn Phương đã bộc lộ cảm xúc chân thành khi đứng trước lăng Bác:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"
"Con" - cách xưng hô thật thân thương và trìu mến của người dân miền Nam - với chất giọng ngọt ngào và thái độ chân thành đã xóa đi ranh giới xa cách của người dân và người lãnh tụ. Miền Nam - nơi ông cha xưa đi mở cõi, là mảnh đất chiến tranh "đi trước về sau" trong cuộc kháng chiến dân tộc cũng là một bức thành đồng trong cuộc kháng chiến tranh cứu nước. Ở nơi ngàn trùng xa cách ấy vẫn có những người con từ chiến trường Nam Bộ đối đầu với biết bao nhiêu là bom đạn, những hiểm nguy, những cái chết luôn rình rập, nay đã trở về thăm như đang thầm gọi Bác. Những người con ấy, có cả nhà thơ Viễn Phương, đều muốn Bác chứng kiến đất nước được giải phóng, hòa bình, nhân dân không còn chịu ách nô lệ nhưng chưa kịp chứng kiến cảnh ấy, điều mà Bác luôn mong muốn nhất, Bác đã ra đi. Bởi vậy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh - thay vì dùng từ "viếng lăng Bác" thì tác giả lại dùng "thăm lăng Bác" - để giấu đi nỗi đau nghẹn ngào trong lòng, để tự an ủi lòng mình rằng : Bác vẫn còn sống mãi, sống mãi trong lòng ta, trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Tuy câu thơ không chứa một từ nào bộc lộ cảm xúc trực tiếp nhưng ở câu thơ, cảm xúc vẫn thấm đượm trong từng chữ. Đứng trước lăng Bác, nhà thơ bắt gặp hàng tre xanh quen thuộc đến nao lòng:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
"Hàng tre" ấy là hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê, cũng là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp. Chất suy tưởng trong thơ được bắt nguồn từ những hình ảnh rất thực ấy mà cất cánh:
"Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng "
Một từ cảm thán đứng đầu câu đã mở ra bao tầng cảm xúc suy nghĩ. Hình ảnh tre, trúc màu xanh chỉ là một chuyện rất bình thường nhưng một linh hồn Việt Nam, một cốt cách Việt Nam được in trọn vẹn dấu ấn của mình trong đó. Đằng sau cái sương khói mờ ảo thấp thoáng một bóng dáng đứng Việt Nam của bốn nghìn năm dựng nước:
"Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Bền bỉ, dẻo dai, vĩnh hằng bất biến là những phẩm chất riêng của dân tộc này? Không khí của bài thơ được tạo ra bởi một nét cảm động mà bâng khuâng, xao xuyến đến tận đáy lòng. Phải là những con người bất khuất, trung kiên vào sống ra chết như thế nào trong cuộc sinh tử dữ dội mới có thể xúc động trước một hàng tre mà những kẻ vô tâm ít người để ý.


[
Khổ 2:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Phân tích :
Đến với khổ thơ thứ hai, ta thấy được dòng cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ hòa quyện cùng dòng người thăm lăng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Mở đầu khổ thơ, ta bắt gặp một hình ảnh rất độc đáo:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Hình ảnh "mặt trời đi qua trên lăng" là một hình ảnh tả thực - mặt trời chiếu sáng, rực rỡ và vĩnh hằng ngày ngày đi qua lăng Bác. Đó là nguồn cội của sự sống và ánh sáng, cho muôn vật muôn loài thêm ý nghĩa và phong phú hơn bao giờ hết. Còn hình ảnh "mặt trời trong lăng" là một hình ảnh ẩn dụ Bác Hồ. Bác cũng giống như mặt trời - vĩnh hằng và bất biến, Người vẫn luôn sống mãi trong hàng triệu trái tim người Việt. Bác được ví như mặt trời bởi Bác là người đã đem ánh sáng về cho Tổ quốc, đánh bay màu đen của những ngày tháng làm nô lệ, chịu sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ thực dân, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. "Rất đỏ" - màu đỏ ấy chính là hơi ấm nồng nàn, ấm áp và tình yêu cháy bỏng dành cho cách mạng dân tộc, đất nước. Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trơi trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin vào Bác sống mãi với non sông đất nước ta. Bằng điệp từ "ngày ngày", điệp cấu trúc câu sóng đôi, câu thơ đã gợi ra cái bất tận của dòng người đi viếng Bác, lại vừa khắc họa nôĩ nhớ thương, tiếc nuối và xót xa:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh tả thực : ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong òng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào viếng lăng Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là hình ảnh ẩn dụ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang dâng Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng "bảy mươi chín mùa xuân": hình ảnh hoán dụ mang ý nghã tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra mùa xuân cho đất nước, cho con người. Nghĩa hẹp và nghĩa rộng của hình tượng thơ cứ hồn nhiên lan tỏa bởi hương vị đầm ấm ngọt ngào nhằm tôn vinh một con nguời mà gioừ đây đã trở thành tất cả. Bác là tất cả nhưng Bác cũng là một con người bình thường như tất cả chúng ta. Và vì Bác là con người nên Bác càng trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết.
 
Last edited:
Top Bottom