Văn 9 [ Đời thật của Vương Thúy Kiều ]

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Được nhắc tới như một nhân vật nổi danh trong dòng văn học trung đại, hều hết chúng ta đều biết, nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du, hay Thúy Kiều trong "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân.
Trên thực tế, nhân vật này được xây dựng từ nguyên mẫu của một danh kỹ họ Vương có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Vương Thúy Kiều vốn là người gốc Sơn Đông, sống vào thời nhà Minh, là danh kỹ Tần Hoài nức tiếng thời bấy giờ. Tương truyền rằng, nàng Kiều có tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, được người đương thời ca tụng là "hiệp kỹ".
Thuở thiếu thời, gia đình Thúy Kiều cũng thuộc hàng khá giả, nhưng phụ mẫu không may mất sớm, Thúy Kiều buộc phải dấn thân vào chốn hồng trần.
Cũng có giai thoại kể lại, mỹ nữ họ Vương này thậm chí sinh ra trong gia tộc phú quý, nhưng vì gia đạo sa sút nên phải làm kỹ nữ để trả nợ cho cha mẹ.
Vốn đã sở hữu vẻ đẹp động lòng người, lại có nhiều năm lăn lộn chốn thanh lâu, Vương Thúy Kiều từ sớm đã am hiểu âm luật, trở thành tên tuổi nổi danh của tụ điểm trăng hoa nổi tiếng thời bấy giờ - Tần Hoài.
Không chỉ nổi danh tài sắc, Thúy Kiều "thật" còn được nhiều đời sau nhắc tới bởi phận đời long đong, bi thảm.
Vào thời cổ đại, lầu xanh được xem là một loại hình kinh doanh hợp pháp. Ngành sản xuất này không chỉ đông đúc, giàu có mà còn ganh đua rất quyết liệt.
Nữ tử thanh lâu thời bấy giờ nhiều không đếm xuể. Bởi vậy, việc tranh đấu để có được địa vị và thanh danh của các cô gái thuyền quyên ấy cũng khắc nghiệt không kém gì những cuộc chiến đẫm máu nơi hậu cung.
Bởi vậy, danh kỹ muốn được "lưu danh", chỉ có tài sắc vẫn chưa đủ, mà còn cần tới "cố sự".
Chỉ cần mang trong mình một câu chuyện về cuộc đời, hoặc là kỳ lạ, hoặc là bi kịch, danh kỹ ấy lập tức sẽ trở thành "truyền kỳ" có được thanh danh trăm người biết tới.
Vương Thúy Kiều sở dĩ được hậu thế đời sau nhớ mãi không quên, chính là bởi câu chuyện về cuộc đời nàng mãi khiến người đời tiếc nuối vì tấn bi kịch của phận hồng nhan.
Phận đời long đong của kiếp hồng nhan
Theo ghi chép của học giả Dư Hoài, Vương Thúy Kiều thân là danh kỹ Tần Hoài, dùng việc bồi rượu, bán tiếng cười để sống qua ngày, không lúc nào không nghĩ tới cảnh thoát khỏi lầu xanh.
May mắn thay, nàng cùng La Long Văn "nhất kiến chung tình" (vừa gặp đã yêu). Công tử họ La này giúp Kiều chuộc thân, còn nạp nàng vào phủ.
Sau khi gả cho La Long Văn, Thúy Kiều được sống những ngày hạnh phúc, yên bình nhưng ngắn ngủi.
Chẳng bao lâu sau, phu quân của nàng vào kinh mưu tính việc làm quan, Thúy Kiều liền bị hải tặc bắt đi.
Nhóm hải tặc này dâng nàng cho "ông trùm" là Từ Hải, Thúy Kiều cũng trở thành "áp trại phu nhân" của hải tặc họ Từ.
Từ Hải sinh tại An Huy, vốn là một hiệp khách giang hồ, sau này nương tựa vào giặc Oa và trở thành một trong những thủ lĩnh của nhóm hải tặc, bắt đầu sống những ngày lênh đênh trên biển.
Từ khi tái giá, Thúy Kiều được Từ Hải hết mực che chở, yêu thương, thậm chí Kiều nói gì, Từ cũng đều nghe theo.

Thuở bấy giờ, giặc Oa và hải tặc liên tục cướp bóc, đốt phá vùng duyên hải. Những thành phần này vốn là cái gai trong mắt bách tính, cũng là mục tiêu hàng đầu của triều đình nhà Minh.
Vì nhiều lý do khác nhau, Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải đầu hàng khi triều đình ra tay đàn áp. Lúc đầu, Từ Hải không chịu, nhưng sau cùng vẫn nghe theo phu nhân, đồng ý quy hàng Minh triều.
Tiếc rằng, con đường ấy không mang lại tương lai bình yên như đôi phu thê ấy mong đợi, mà lại trở thành "tử lộ" của họ.
Có nhiều giai thoại về cái kết bi kịch của cặp đôi "trai anh hùng – gái thuyền quyên" này. Trong đó, lưu truyền dân gian nhiều hơn cả chính là câu chuyện "Vương Thúy Kiều lấy tình chống giặc Oa".
Lúc bấy giờ, quan viên được triều đình cử đi thương thuyết cùng hải tặc là Binh bộ Hữu thị lang Tổng đốc – Hồ Tôn Hiến.
Lúc đầu, họ Hồ này giả vờ đáp ứng mọi yêu cầu nhằm dụ Từ Hải đầu hàng. Nhưng tới khi đạt được mục đích, Hồ Tôn Hiến thẳng tay dồn Từ Hải vào chỗ chết.
Bị Hồ Tôn Hiến đuổi giết, Từ Hải nhảy sông tự sát. Thúy Kiều cũng bị Hồ Tôn Hiến giao cho quân áp giải.

Kết cục của Từ Hải ngoài đời thật cũng bi thương không kém hình ảnh "chết đứng" trong Truyện Kiều.
Hay tin phu quân đã trầm mình, Thúy Kiều bi phẫn khóc rống. Trên đường áp giải, khi đi qua sông Tiền Đường, nàng đã gieo mình xuống sông quyên sinh.
Kẻ từ đó, câu chuyện "Vương Thúy Kiều lấy tình chống giặc Oa" được nhiều đời truyền tụng, bách tính cũng hết lời ca ngợi.
Đánh giá về nàng kỹ nữ họ Vương, cuốn "Vương Thúy Kiều truyện" của Dư Hoài cũng viết: "Vốn là người phụ nữ rất đỗi tầm thường trong xã hội mà lại trung nghĩa, khí tiết hơn hẳn các bậc trượng phu, hơn cả những đại nhân, quan lại như Hồ Tôn Hiến."
Nhưng tiếc rằng, chính câu chuyện được hậu thế đời đời lưu truyền ấy lại đặt dấu chấm hết đầy bi thảm cho cuộc đời của người con gái tài sắc bên bờ Tần Hoài năm nào.

Biên tập : Soha.vn


nguồn:fb
 

Khánh Linh.

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,204
1,704
344
21
Ninh Bình
THPT Kim Sơn B
Được nhắc tới như một nhân vật nổi danh trong dòng văn học trung đại, hều hết chúng ta đều biết, nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du, hay Thúy Kiều trong "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân.
Trên thực tế, nhân vật này được xây dựng từ nguyên mẫu của một danh kỹ họ Vương có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Vương Thúy Kiều vốn là người gốc Sơn Đông, sống vào thời nhà Minh, là danh kỹ Tần Hoài nức tiếng thời bấy giờ. Tương truyền rằng, nàng Kiều có tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, được người đương thời ca tụng là "hiệp kỹ".
Thuở thiếu thời, gia đình Thúy Kiều cũng thuộc hàng khá giả, nhưng phụ mẫu không may mất sớm, Thúy Kiều buộc phải dấn thân vào chốn hồng trần.
Cũng có giai thoại kể lại, mỹ nữ họ Vương này thậm chí sinh ra trong gia tộc phú quý, nhưng vì gia đạo sa sút nên phải làm kỹ nữ để trả nợ cho cha mẹ.
Vốn đã sở hữu vẻ đẹp động lòng người, lại có nhiều năm lăn lộn chốn thanh lâu, Vương Thúy Kiều từ sớm đã am hiểu âm luật, trở thành tên tuổi nổi danh của tụ điểm trăng hoa nổi tiếng thời bấy giờ - Tần Hoài.
Không chỉ nổi danh tài sắc, Thúy Kiều "thật" còn được nhiều đời sau nhắc tới bởi phận đời long đong, bi thảm.
Vào thời cổ đại, lầu xanh được xem là một loại hình kinh doanh hợp pháp. Ngành sản xuất này không chỉ đông đúc, giàu có mà còn ganh đua rất quyết liệt.
Nữ tử thanh lâu thời bấy giờ nhiều không đếm xuể. Bởi vậy, việc tranh đấu để có được địa vị và thanh danh của các cô gái thuyền quyên ấy cũng khắc nghiệt không kém gì những cuộc chiến đẫm máu nơi hậu cung.
Bởi vậy, danh kỹ muốn được "lưu danh", chỉ có tài sắc vẫn chưa đủ, mà còn cần tới "cố sự".
Chỉ cần mang trong mình một câu chuyện về cuộc đời, hoặc là kỳ lạ, hoặc là bi kịch, danh kỹ ấy lập tức sẽ trở thành "truyền kỳ" có được thanh danh trăm người biết tới.
Vương Thúy Kiều sở dĩ được hậu thế đời sau nhớ mãi không quên, chính là bởi câu chuyện về cuộc đời nàng mãi khiến người đời tiếc nuối vì tấn bi kịch của phận hồng nhan.
Phận đời long đong của kiếp hồng nhan
Theo ghi chép của học giả Dư Hoài, Vương Thúy Kiều thân là danh kỹ Tần Hoài, dùng việc bồi rượu, bán tiếng cười để sống qua ngày, không lúc nào không nghĩ tới cảnh thoát khỏi lầu xanh.
May mắn thay, nàng cùng La Long Văn "nhất kiến chung tình" (vừa gặp đã yêu). Công tử họ La này giúp Kiều chuộc thân, còn nạp nàng vào phủ.
Sau khi gả cho La Long Văn, Thúy Kiều được sống những ngày hạnh phúc, yên bình nhưng ngắn ngủi.
Chẳng bao lâu sau, phu quân của nàng vào kinh mưu tính việc làm quan, Thúy Kiều liền bị hải tặc bắt đi.
Nhóm hải tặc này dâng nàng cho "ông trùm" là Từ Hải, Thúy Kiều cũng trở thành "áp trại phu nhân" của hải tặc họ Từ.
Từ Hải sinh tại An Huy, vốn là một hiệp khách giang hồ, sau này nương tựa vào giặc Oa và trở thành một trong những thủ lĩnh của nhóm hải tặc, bắt đầu sống những ngày lênh đênh trên biển.
Từ khi tái giá, Thúy Kiều được Từ Hải hết mực che chở, yêu thương, thậm chí Kiều nói gì, Từ cũng đều nghe theo.

Thuở bấy giờ, giặc Oa và hải tặc liên tục cướp bóc, đốt phá vùng duyên hải. Những thành phần này vốn là cái gai trong mắt bách tính, cũng là mục tiêu hàng đầu của triều đình nhà Minh.
Vì nhiều lý do khác nhau, Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải đầu hàng khi triều đình ra tay đàn áp. Lúc đầu, Từ Hải không chịu, nhưng sau cùng vẫn nghe theo phu nhân, đồng ý quy hàng Minh triều.
Tiếc rằng, con đường ấy không mang lại tương lai bình yên như đôi phu thê ấy mong đợi, mà lại trở thành "tử lộ" của họ.
Có nhiều giai thoại về cái kết bi kịch của cặp đôi "trai anh hùng – gái thuyền quyên" này. Trong đó, lưu truyền dân gian nhiều hơn cả chính là câu chuyện "Vương Thúy Kiều lấy tình chống giặc Oa".
Lúc bấy giờ, quan viên được triều đình cử đi thương thuyết cùng hải tặc là Binh bộ Hữu thị lang Tổng đốc – Hồ Tôn Hiến.
Lúc đầu, họ Hồ này giả vờ đáp ứng mọi yêu cầu nhằm dụ Từ Hải đầu hàng. Nhưng tới khi đạt được mục đích, Hồ Tôn Hiến thẳng tay dồn Từ Hải vào chỗ chết.
Bị Hồ Tôn Hiến đuổi giết, Từ Hải nhảy sông tự sát. Thúy Kiều cũng bị Hồ Tôn Hiến giao cho quân áp giải.

Kết cục của Từ Hải ngoài đời thật cũng bi thương không kém hình ảnh "chết đứng" trong Truyện Kiều.
Hay tin phu quân đã trầm mình, Thúy Kiều bi phẫn khóc rống. Trên đường áp giải, khi đi qua sông Tiền Đường, nàng đã gieo mình xuống sông quyên sinh.
Kẻ từ đó, câu chuyện "Vương Thúy Kiều lấy tình chống giặc Oa" được nhiều đời truyền tụng, bách tính cũng hết lời ca ngợi.
Đánh giá về nàng kỹ nữ họ Vương, cuốn "Vương Thúy Kiều truyện" của Dư Hoài cũng viết: "Vốn là người phụ nữ rất đỗi tầm thường trong xã hội mà lại trung nghĩa, khí tiết hơn hẳn các bậc trượng phu, hơn cả những đại nhân, quan lại như Hồ Tôn Hiến."
Nhưng tiếc rằng, chính câu chuyện được hậu thế đời đời lưu truyền ấy lại đặt dấu chấm hết đầy bi thảm cho cuộc đời của người con gái tài sắc bên bờ Tần Hoài năm nào.

Biên tập : Soha.vn


nguồn:fb
kể ra thì truyện cũng có nhiều nét giống :v
Tên nhân vật giống ghê :v
 

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
20
Đắk Lắk
Nghe bà kể mà tui thấy rõ hơn về Thúy Kiều, về thời đó ra sao. Nhưng có một vài chi tiết khá khác trong sách giáo khoa mà tui được học. Trong sgk ND miê tả thúy kiều là một người hiền lành, xinh đẹp. Chốn lầu xanh chỉ có nàng là đẹp nhất, ko cần phải tranh giành hay gì cả như bà nói. Tính ra kiều cũng mãnh mẽ đấy chứ
 
Top Bottom