- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
ĐỘI CẬN VỆ NGỰ LÂM QUÂN CỦA PHÁP
Là đội quân lừng danh của Pháp trực thuộc đội tùy tùng của Hoàng đế và Hoàng gia Pháp trong suốt từ năm 1622 cho tới khi chính thức bị bãi bỏ vào năm 1816.
Cận vệ ngự lâm quân hay ngự lâm pháo thủ được thành lập vào năm 1622 khi vua Louis XIII của Pháp trang bị sung hỏa mai cho 1 đại đội kỵ binh nhẹ của mình.
Với khả năng chiến đấu được cả trên lung ngựa và khi xuống bộ nên những người lính ngự lâm này sẽ trở thành lực lượng vệ binh hoàng gia bảo vệ vua Pháp khi ngài du hành bên ngoài trong khi Quân cận vệ và cận vệ Thụy Sỹ sẽ đảm trách công việc này khi vua ở trong cung điện.
Đúng như những hình ảnh đã được các nhà làm phim như Disney hay Hollywood thể hiện trong các bộ phim Ba chàng Ngự lâm quân hay người đàn ông trong mặt nạ sắt, trang phục của đội ngự lâm binh là áo choàng khoác bên ngoài với thập tự giá màu trắng nhằm thể hiện rằng đội quân này được thành lập trong thời gian diễn ra loạn Hugenot với mục đích là chiến đấu cho người Công Giáo.
Không lâu sau khi thành lập đội cận vệ ngự lâm quân đầu tiên thì 1 đội cận vệ ngự lâm quân thứ hai được thành lập để bảo vệ cho cánh tay phải cũng Đức hồng y Richelieu lừng danh.
Đội cận vệ của Hồng Y sau đó bị giải tán bởi người kế nhiệm của Hồng y Richelieu là Hồng Y Mazarin và bị hồng y Mazarin giải tán năm 1646.
Song không lâu sau đó thì Hồng y Mazarin lại tái lập đội cận vệ này với quân số là 150 người và sau cái chết của hồng y Mazarin vào năm 1661 thì đội cận vệ này lại quay về và sát nhập với đội cận vệ ngự lâm của vua Pháp.
Với sự sát nhập thêm của 1 đội cận vệ thì năm 1664, đội cận vệ ngự lâm quân được tái tổ chức lại thành 2 đội với tên gọi là dựa trên màu long con ngựa mà họ cưỡi là Đội cận vệ Ngự lâm quân xám (vì cưỡi ngựa lông xám) và đội cận vệ ngự lâm quân đen thì cưỡi ngựa ô.
Cũng vào thời điểm này thì quân số đội cận vệ ngự lâm quân được mở rộng lên gấp đôi.
Với quyền lưc đang không ngừng được tập trung vào tay vua thì đội cận vệ ngự lam quân này theo đó mà cũng nhanh chóng trở thành đội quân có danh tiếng tới mức mà những thành viên của đội cận vệ ngự lâm quân đều có cơ hội trở thành 1 quý tộc trong triều đình và là đội quân cao quý nhất trong hệ thống Cựu quân tức quân đội phong kiến của vương quốc Pháp.
Và ở mức ngược lại thì với cải cách của chính trị gia Pháp là Michel Le Tellier yêu cầu các nhân vật dù xuất thân là dòng dõi quý tộc cũng phải phục vụ 1 quãng thời gian vài năm trong quân ngũ nếu muốn trở thành sĩ quan hoặc chỉ huy đã khiến nhiều quý tộc tìm cách được biên chế vào đội quân được hưởng đặc quyền này.
Tuy vậy thì sau nhiều năm tồn tại thì thời điểm suy tàn của đội quân này cuối cùng cũng đã điểm.
Do là đội quân được ưu tiên hưởng các đặc quyền đặc lợi nên thành ra nó cũng là 1 trong những thứ làm tiêu tốn ngân sách hơi bị nhiều, nhất là trong thời buổi danh vọng, uy thế và cả tài chính của đế quốc Pháp không còn được mấy huy hoàng như xưa nên vua Louis XVI đã giải tán đội quân này vào năm 1776 nhằm để tiết kiệm ngân sách.
Đội quân này sau đó được phục hồi vài lần vào năm 1789 để rồi bị giải tán không lâu sau cuộc Cách mạng Pháp và lại được tiếp tục khôi phục vào ngày 6 tháng 7 năm 1814 cho tới khi hoàn toàn bị giải tán vĩnh viễn vào ngày 1 tháng 1 năm 1816.
Dù đã bị giải tán nhưng những gì mà đội quân này đóng góp cho nước Pháp, những cái tên bất hủ như Charles de Batz de Castelmore a.k.a bá tước d’Artagnan, Henri d’Aramitz, Armand d’Athos hay Isaac de Porthau được ngòi bút của nhà văn Alexander Dumas bất tử hóa thành d’Artagnan, Aramis, Athos và Porthos trong 3 chàng lính Ngự lâm quân hay như 1 nhân vật khác trong đội quân có tên tuổi không kém phần đình đám với 4 mạng trên là đình đám là Gilbert du Motier a.k.a Hầu tước La Fayette - người tướng lĩnh nổi tiếng trong cách mạng Mỹ vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Nguồn: Hội những người thích tìm hiểu về lịch sử
Là đội quân lừng danh của Pháp trực thuộc đội tùy tùng của Hoàng đế và Hoàng gia Pháp trong suốt từ năm 1622 cho tới khi chính thức bị bãi bỏ vào năm 1816.
Cận vệ ngự lâm quân hay ngự lâm pháo thủ được thành lập vào năm 1622 khi vua Louis XIII của Pháp trang bị sung hỏa mai cho 1 đại đội kỵ binh nhẹ của mình.
Với khả năng chiến đấu được cả trên lung ngựa và khi xuống bộ nên những người lính ngự lâm này sẽ trở thành lực lượng vệ binh hoàng gia bảo vệ vua Pháp khi ngài du hành bên ngoài trong khi Quân cận vệ và cận vệ Thụy Sỹ sẽ đảm trách công việc này khi vua ở trong cung điện.
Đúng như những hình ảnh đã được các nhà làm phim như Disney hay Hollywood thể hiện trong các bộ phim Ba chàng Ngự lâm quân hay người đàn ông trong mặt nạ sắt, trang phục của đội ngự lâm binh là áo choàng khoác bên ngoài với thập tự giá màu trắng nhằm thể hiện rằng đội quân này được thành lập trong thời gian diễn ra loạn Hugenot với mục đích là chiến đấu cho người Công Giáo.
Không lâu sau khi thành lập đội cận vệ ngự lâm quân đầu tiên thì 1 đội cận vệ ngự lâm quân thứ hai được thành lập để bảo vệ cho cánh tay phải cũng Đức hồng y Richelieu lừng danh.
Đội cận vệ của Hồng Y sau đó bị giải tán bởi người kế nhiệm của Hồng y Richelieu là Hồng Y Mazarin và bị hồng y Mazarin giải tán năm 1646.
Song không lâu sau đó thì Hồng y Mazarin lại tái lập đội cận vệ này với quân số là 150 người và sau cái chết của hồng y Mazarin vào năm 1661 thì đội cận vệ này lại quay về và sát nhập với đội cận vệ ngự lâm của vua Pháp.
Với sự sát nhập thêm của 1 đội cận vệ thì năm 1664, đội cận vệ ngự lâm quân được tái tổ chức lại thành 2 đội với tên gọi là dựa trên màu long con ngựa mà họ cưỡi là Đội cận vệ Ngự lâm quân xám (vì cưỡi ngựa lông xám) và đội cận vệ ngự lâm quân đen thì cưỡi ngựa ô.
Cũng vào thời điểm này thì quân số đội cận vệ ngự lâm quân được mở rộng lên gấp đôi.
Với quyền lưc đang không ngừng được tập trung vào tay vua thì đội cận vệ ngự lam quân này theo đó mà cũng nhanh chóng trở thành đội quân có danh tiếng tới mức mà những thành viên của đội cận vệ ngự lâm quân đều có cơ hội trở thành 1 quý tộc trong triều đình và là đội quân cao quý nhất trong hệ thống Cựu quân tức quân đội phong kiến của vương quốc Pháp.
Và ở mức ngược lại thì với cải cách của chính trị gia Pháp là Michel Le Tellier yêu cầu các nhân vật dù xuất thân là dòng dõi quý tộc cũng phải phục vụ 1 quãng thời gian vài năm trong quân ngũ nếu muốn trở thành sĩ quan hoặc chỉ huy đã khiến nhiều quý tộc tìm cách được biên chế vào đội quân được hưởng đặc quyền này.
Tuy vậy thì sau nhiều năm tồn tại thì thời điểm suy tàn của đội quân này cuối cùng cũng đã điểm.
Do là đội quân được ưu tiên hưởng các đặc quyền đặc lợi nên thành ra nó cũng là 1 trong những thứ làm tiêu tốn ngân sách hơi bị nhiều, nhất là trong thời buổi danh vọng, uy thế và cả tài chính của đế quốc Pháp không còn được mấy huy hoàng như xưa nên vua Louis XVI đã giải tán đội quân này vào năm 1776 nhằm để tiết kiệm ngân sách.
Đội quân này sau đó được phục hồi vài lần vào năm 1789 để rồi bị giải tán không lâu sau cuộc Cách mạng Pháp và lại được tiếp tục khôi phục vào ngày 6 tháng 7 năm 1814 cho tới khi hoàn toàn bị giải tán vĩnh viễn vào ngày 1 tháng 1 năm 1816.
Dù đã bị giải tán nhưng những gì mà đội quân này đóng góp cho nước Pháp, những cái tên bất hủ như Charles de Batz de Castelmore a.k.a bá tước d’Artagnan, Henri d’Aramitz, Armand d’Athos hay Isaac de Porthau được ngòi bút của nhà văn Alexander Dumas bất tử hóa thành d’Artagnan, Aramis, Athos và Porthos trong 3 chàng lính Ngự lâm quân hay như 1 nhân vật khác trong đội quân có tên tuổi không kém phần đình đám với 4 mạng trên là đình đám là Gilbert du Motier a.k.a Hầu tước La Fayette - người tướng lĩnh nổi tiếng trong cách mạng Mỹ vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Nguồn: Hội những người thích tìm hiểu về lịch sử