Sử Đôi nét về chiến tranh Balkan

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào thời Cận đại, hầu hết bán đảo Balkan đều chịu sự thống trị trực tiếp hay gián tiếp của đế quốc Ottoman. Sau nhiều thế kỷ nằm dưới sự nô dịch của đế quốc Hồi giáo này, do tác động của những chính sách cai trị mà các hoàng đế Ottoman (Suntan) thực thi, khu vực lãnh thổ rộng lớn ở phía nam và đông nam Âu đã có nhiều biến đổi lớn, phức tạp về kinh tế, xã hội, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ… Trong đó, sự thay đổi về diện tích lãnh thổ của các “quốc gia lịch sử” trên bán đảo đã làm biến dạng đường biên giới, tạo ra không ít những phức tạp, phiền toái trong mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập sẽ lần lượt được thành lập trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Trong một thời gian khá dài, tên gọi của các “quốc gia lịch sử” nằm trên bán đảo Balkan bị biến mất trên bản đồ chính trị châu Âu cận đại, cả khu vực lãnh thổ rộng hơn nửa triệu km2 này là lãnh thổ đặc quyền của hoàng đế Ottoman. Có thể coi năm 1683 là thời kỳ hoàng kim của đế quốc Ottoman sau khi nó kiểm soát được một lãnh thổ rộng lớn vắt ngang qua ba châu lục (Âu, Á, Phi). Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XVII (1)1, đường biên giới của đế quốc Ottoman ngày một bị thu hẹp, thời kỳ làm mưa làm gió trên sân khấu quốc tế của đế quốc Ottoman dần qua đi. Từ cuối thế kỉ XVIII, cường quốc đế quốc Hồi giáo duy nhất trên thế giới thời cận đại lâm vào khủng hoảng toàn diện. Sự suy yếu của đế quốc Ottoman về mặt khách quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc sinh sống trên bán đảo Balkan vùng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, xây dựng các quốc gia dân tộc thống nhất theo mô hình của phương Tây với sự kiện Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (26/9/1912-17/5/1913). Tuy nhiên sau đó, khu vực này không đi vào ổn định mà lâm vào những cuộc chiến tranh không chỉ bởi sự bất mãn trong chia chác lãnh thổ mà còn bởi sự nhòm ngó cũng như can thiệp của các đế quốc Tây phương đặc biệt là Anh- Pháp- Đức-Ý- Nga- Thụy Điển và tạo tiền đề căn bản cho cuộc Thế chiến thứ Nhất
balkan2.jpg
 
Top Bottom