Văn 12 Đọc "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc Hồn Trương ba, da hàng thịt, tớ có một cảm nhận riêng là những gì nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn thể hiện lớn hơn so với những gì Sách giáo khoa đề cập đến,

Thời điểm viết "hồn Trương Ba, da hàng thịt" là thời điểm những năm 1980, khi tình hình nước nhà đòi hỏi cải cách cấp thiết, mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ là một trong những người đi đầu (vở kịch tôi và chúng ta)

Hồn Trương Ba ở đây phải chăng chính là phần "hồn" của dân tộc đang bị kìm kẹp trong lớp vỏ ngoài thô kệch của anh hàng thịt ?

Hồn Trương Ba thức dậy, nhưng lại thấy mình ở trong phần không phải của mình, vỏ ngaòi đó làm nhiều phẩm chất tốt đẹp của phần hồn bị biến chất.

Con người không thể sống giả dối trong lớp da thịt vay mượn, mở rộng ra, văn hoá nước nhà phải được tái sinh theo một con đường khác, không thể tồn tại trong một xã hội vay mượn, bị gò bó và dần bị biến tướng. Câu nói cuối cùng của vở kịch :" tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây,ngay trên bật cửa nhà ta,trong ánh lửa bà nấu cơm,con dao bà dãy cỏ.....Không phải mượn thân ai cả,tôi vẫn ở đây trong vườn cây nhà ta,trong những điều tốt lành của cuộc đời,trong mỗi trái cây cái gái nâng niu"
Chữ "tôi" ở đây hiểu là Trương Ba, hay hiểu rộng hơn, là văn hoá, là nền nghệ thuật nước nhà ?
Vậy nên hiểu vở kịch này theo nghĩa mà SGK áp đặt, hay nên hiểu nó theo một tầng nghĩa nào đó rộng hơn ?
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

Theo em nghĩ: Đã là một vở kịch thì không ắc hẳn không ép người xem phải theo 1 cách hiểu, 1 cách suy nghĩ.
Vậy thông điệp chính tác giả muốn gửi gắm: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Đây có phải là thông điệp chính?
 
C

congchualolem_b

Anh Khôi cho em hỏi, anh lấy căn cứ vào năm 1980 để đưa ra ý kiến trên. Vậy căn cứ vào đâu nữa mà anh cho rằng nền
văn hoá nước nhà phải được tái sinh theo một con đường khác, không thể tồn tại trong một xã hội vay mượn, bị gò bó và dần bị biến tướng

Em nghĩ 2 việc này khác nhau. Thừa nhận với anh rằng thời điểm này văn học đang có một sự nhàm lặp khi cứ quyến luyến "tình xưa nghĩa cũ" với một thời đại đã qua, tuy nhiên, với "hồn Trương Ba" là ông ấy sống nhờ vào thân xác khác, còn với văn hoá nước ta là chưa có sự cải tiến và đổi mới mà k chỉ là văn hoá nói riêng mà là cả nền chính trị nói chung (xin lỗi nếu có đá tới chính trị nhưng đây là thực tế), đường lối của ta còn chưa thực sự đúng đắn, nhưng k thể đem so sánh sự sai lầm đó với sự lẫn lộn giữa xác và hồn trong vở kịch này.

p/s: vì em hiểu theo ý anh có nghĩa là văn hoá nghệ thuật nước ta là một sự "mượn thân". Nếu có nhầm ý thì em xin rút lại ý kiến này.
 
P

phamminhkhoi

@ thúy: anh đọc rất ít và mỗi lần đọc anh đều tự liên tưởng đến mức tối đa, suy nghĩ anh tự rút ra vì cố nhiên anh không biết tg nghĩ j. Nhưng anh nhận mình là 1 thằng "văn dốt võ nát" nên những nhận định của mình anh up lên cho mọi người phê bình vì lẽ là bị phê bình ở đây còn hơn ở ngoài đời ( càng quyết liệt càng tốt). Anh thấy rất nhiều câu nói của Trương Ba hàm ẩn ý nghĩa chính trị và anh cũng nghĩ trong dòng các tác phẩm của Lưu Quang Vũ sau chiến tranh thì htb, dht cũng không phải một ngoại lệ (thừa nhận thời điểm ấy không chỉ văn học mà nhiều hoạt động sáng tạo khác cũng đang sống nhờ vào ký ức mà không theo kịp để phản ánh hiện thực , hồn trương ba thoát khỏi xác hàng thịt phải chăng hàm chứa một khát vọng thoát ra khỏi một mô hình đang sai lệch với những bó buộc tầm thường ?)
 
C

congchualolem_b

Vì câu nói của anh nên em phải lật đật xem lại tác phẩm này, thú thực là chính em cũng chưa đọc kĩ nó lần nào (k chỉ riêng tp này mà hầu hết các tp khác cũng vậy, có lẽ vì vậy cái nhìn của em về các vấn đề liên quan còn chưa sâu lắm). Em k phản bác ý của anh, có thể nó đúng, cũng có thể do em quá ngớ ngẩn (có lẽ vậy), uhm, em xem lại phần đầu thì cảm nhận k phải TB cố thoát khỏi xác anh hàng thịt mà cả 2 đều đang cố gắng để đối phương khuất phục mình, từ TB cho đến anh hàng thịt, ai cũng muốn mình là ng ngự trị, em k đọc đâu ra đc cái gọi là sự "cố thoát thân". Chỗ này cũng có cái đáng để bàn, nói như anh thì là TB đang cố thoát khỏi xác hàng thịt để giữ bản chất, nhưng thực tế đó là sự đấu tranh. Vậy đặt trường hợp như anh nghĩ, đó là sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa những cái rập khuôn với cái cần cách tân? Nếu vậy thì liệu rằng có quá xa hay k khi mà 2 nhân vật đặt trong hoàn cảnh tương đối khác với văn học nước ta lúc bấy giờ, văn học nghệ thuật k thể bắt cái này khuất phục cái kia hay bắt cái này phải loại bỏ cái kia, 1 trong 2 chỉ đc tồn tại mà trong văn học nghệ thuật, ta hoàn toàn có thể dung hoà mọi xu hướng mà khả năng thành công phụ thuộc phần nhiều vào tác giả.

Ngược lại, ở phía sau của tác phẩm, khi TB đã quyết dứt khỏi xác anh hàng thịt, nhường sự sống cho cu Tỵ, chấm dứt cảnh sống nửa của ta nửa của ng. Nhưng đó k thể xem là sự cố giải thoát, chẳng qua vì TB k muốn trong mắt ng nhà mình trở thành một kẻ thô thiển, cũng k muốn phá vỡ quy luật của tự nhiên, ông ấy chấp nhận cái chết vì muốn giữ lại bản chất trong sạch và phần ng đáng quý của mình, vì vậy sự thoát thân ấy k thể xem là khát vọng mà là tuân theo quy luật.
 
H

hunganhqn

Hồn TB da hàng thịt là một tác phẩm phản ánh những vấn đề liên quan đến chính trị- xã hộicon người nói chung. Cho nên, vấn đề chính trị, văn hóa mà mod phamminhkhoi đề cập, theo mình nghĩ là có.

Tuy nhiên, có lẽ SGK không hướng vào những vấn đề chính trị mà chủ yếu đề cập đến những khía cạnh liên quan đến con người vì nó phù hợp với nhận thức lứa tuổi, phù hợp với môi trường chính trị.

Xét ở khía cạnh con người, trong đoạn trích phân ra 2 nhân vật hồn TB và xác hàng thịt, nhưng thực chất nó là 2 mặt thống nhất trong một con người (mặt tốt - TB, và mặt xấu - xác hàng thịt). Hai mặt này không thể tách rời, chúng luôn đấu tranh với nhau, tạo thành quá trình tha hóa hay quá trình hoàn thiện nhân cách ở mỗi người.
Trong trích kịch ở SGK, kết thúc là sự thắng lợi của hồn TB, nhưng tác giả vẫn phải để TB chấp nhận vai trò, sự tồn tại của xác hàng thịt (lớp thoại giữa hồn TB và xác hàng thịt). Không thể có cái này mà không có cái kia.
 

Lê Trung Quân

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tư 2020
1
0
1
19
Quảng Ngãi
Trung Học Phổ Thông Sơn Mỹ
Con người không thể sống giả dối trong lớp da thịt vay mượn, mở rộng ra, văn hoá nước nhà phải được tái sinh theo một con đường khác, không thể tồn tại trong một xã hội vay mượn, bị gò bó và dần bị biến tướng. Câu nói cuối cùng nắp hố ga của vở kịch :" tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây,ngay trên bật cửa nhà ta,trong ánh lửa bà nấu cơm,con dao bà dãy cỏ.....Không phải mượn thân ai cả,tôi vẫn ở đây trong vườn cây nhà ta,trong những điều tốt lành của cuộc đời,trong mỗi trái cây cái gái nâng niu"
 
Top Bottom