Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đọc văn bản:
BỘ QUẦN ÁO MỚI CỦA HOÀNG ĐẾ
Ngày xưa có một Hoàng đế nọ có thú vui duy nhất là khoác lên mình những bộ quần áo mới. Một hôm, có hai tên lừa đảo tìm đến kinh thành. Chúng tự nhận là những thợ dệt có thể làm ra loại vải không chỉ đẹp nhất trên đời mà còn có một đặc điểm kì diệu – nó sẽ trở thành vô hình trong mắt những kẻ ngốc nghếch hoặc không làm tốt chức phận của mình.
Hoàng đế cho mời hai tên lừa đảo tới hoàng cung dệt vải với mong muốn có được những bộ y phục lộng lẫy và lại giúp ngài biết được kẻ nào không làm tốt bổn phận phục vụ đất nước, phân biệt được kẻ ngu và người khôn. Hai tên lừa đảo dựng lên hai khung cửi, liên tục yêu cầu những loại tơ đẹp nhất, những thứ vàng quí nhất, cất vào túi riêng, và ra vẻ chăm chỉ làm việc bên khung cửi trống không.
Hoàng đế cử những vị đại thần thông tuệ và trung thực nhất tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo. Tất cả các vị đại thần đều hoang mang khi chỉ nhìn thấy khung cửi trống không: “Lạy Chúa, có phải mình là kẻ ngốc không? Hay mình không làm tốt chức trách được giao? Không, mình không thể nào nói rằng mình không nhìn thấy tấm vải.” Và mọi người, kể cả Hoàng đế khi trực tiếp tới xem tấm vải đều không tiếc lời khen vẻ đẹp của tấm vải từ hoa văn đến màu sắc. Ai cũng đinh ninh những người khác đã nhìn thấy tấm vải và không ai dám nói ra sự thật là mình không nhìn thấy gì. Thậm chí, Hoàng đế còn phong cho hai tên lừa đảo danh hiệu “Thợ dệt hoàng gia” và quyết định sẽ mặc bộ y phục lộng lẫy được may từ tấm vải kì diệu đó trong lễ diễu hành.
Tất cả kinh thành, từ các quan đại thần tới dân chúng đứng chật hai bên đường và trong các cửa sổ đều cùng reo vang: “Ôi Chúa ơi, bộ quần áo mới của Hoàng đế mới đẹp làm sao, nó thật là độc nhất vô nhị”! Chưa từng có bộ quần áo nào của Hoàng đế được tán tụng ngợi ca như vậy.
Cuối cùng, một em bé kêu lên: “Nhưng đức vua không mặc gì!”. Mọi người xì xầm về điều em bé vừa nói và nhiều người dân hô lên: “Đức vua không mặc gì”! Có vẻ Hoàng đế cũng nhận ra thần dân của mình nói đúng, nhưng Ngài đành tự nhủ: “Ta phải chịu đựng cho đến hết buổi lễ là xong”. Và các thị vệ vẫn tiếp tục bước sau, dáng vẻ nghiêm trang hơn trước, tay vẫn đang nâng chiếc đuôi áo tưởng tượng.
Phỏng theo “H. Andersen, người kể chuyện cổ tích” ( NXB Dân trí, 2020, tr.91)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1/ Hai tên lừa đảo đã nói điều gì để có thể qua mắt được tất cả mọi người?
Câu 2/ Theo anh/chị, vì sao khi tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo, từ các vị đại thần cho tới cả Hoàng đế, “không ai dám nói ra sự thật là mình không nhìn thấy gì”?
Câu 3/ Chi tiết “Cuối cùng, một em bé kêu lên: “Nhưng đức vua không mặc gì!” có thể đưa đến cho người đọc những thông điệp gì về sự thật?
Câu 4/ Nếu ở trong tình huống của một người được Hoàng đế cử tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo, anh/chị sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Lý giải nguyên nhân sự lựa chọn đó.
BỘ QUẦN ÁO MỚI CỦA HOÀNG ĐẾ
Ngày xưa có một Hoàng đế nọ có thú vui duy nhất là khoác lên mình những bộ quần áo mới. Một hôm, có hai tên lừa đảo tìm đến kinh thành. Chúng tự nhận là những thợ dệt có thể làm ra loại vải không chỉ đẹp nhất trên đời mà còn có một đặc điểm kì diệu – nó sẽ trở thành vô hình trong mắt những kẻ ngốc nghếch hoặc không làm tốt chức phận của mình.
Hoàng đế cho mời hai tên lừa đảo tới hoàng cung dệt vải với mong muốn có được những bộ y phục lộng lẫy và lại giúp ngài biết được kẻ nào không làm tốt bổn phận phục vụ đất nước, phân biệt được kẻ ngu và người khôn. Hai tên lừa đảo dựng lên hai khung cửi, liên tục yêu cầu những loại tơ đẹp nhất, những thứ vàng quí nhất, cất vào túi riêng, và ra vẻ chăm chỉ làm việc bên khung cửi trống không.
Hoàng đế cử những vị đại thần thông tuệ và trung thực nhất tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo. Tất cả các vị đại thần đều hoang mang khi chỉ nhìn thấy khung cửi trống không: “Lạy Chúa, có phải mình là kẻ ngốc không? Hay mình không làm tốt chức trách được giao? Không, mình không thể nào nói rằng mình không nhìn thấy tấm vải.” Và mọi người, kể cả Hoàng đế khi trực tiếp tới xem tấm vải đều không tiếc lời khen vẻ đẹp của tấm vải từ hoa văn đến màu sắc. Ai cũng đinh ninh những người khác đã nhìn thấy tấm vải và không ai dám nói ra sự thật là mình không nhìn thấy gì. Thậm chí, Hoàng đế còn phong cho hai tên lừa đảo danh hiệu “Thợ dệt hoàng gia” và quyết định sẽ mặc bộ y phục lộng lẫy được may từ tấm vải kì diệu đó trong lễ diễu hành.
Tất cả kinh thành, từ các quan đại thần tới dân chúng đứng chật hai bên đường và trong các cửa sổ đều cùng reo vang: “Ôi Chúa ơi, bộ quần áo mới của Hoàng đế mới đẹp làm sao, nó thật là độc nhất vô nhị”! Chưa từng có bộ quần áo nào của Hoàng đế được tán tụng ngợi ca như vậy.
Cuối cùng, một em bé kêu lên: “Nhưng đức vua không mặc gì!”. Mọi người xì xầm về điều em bé vừa nói và nhiều người dân hô lên: “Đức vua không mặc gì”! Có vẻ Hoàng đế cũng nhận ra thần dân của mình nói đúng, nhưng Ngài đành tự nhủ: “Ta phải chịu đựng cho đến hết buổi lễ là xong”. Và các thị vệ vẫn tiếp tục bước sau, dáng vẻ nghiêm trang hơn trước, tay vẫn đang nâng chiếc đuôi áo tưởng tượng.
Phỏng theo “H. Andersen, người kể chuyện cổ tích” ( NXB Dân trí, 2020, tr.91)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1/ Hai tên lừa đảo đã nói điều gì để có thể qua mắt được tất cả mọi người?
Câu 2/ Theo anh/chị, vì sao khi tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo, từ các vị đại thần cho tới cả Hoàng đế, “không ai dám nói ra sự thật là mình không nhìn thấy gì”?
Câu 3/ Chi tiết “Cuối cùng, một em bé kêu lên: “Nhưng đức vua không mặc gì!” có thể đưa đến cho người đọc những thông điệp gì về sự thật?
Câu 4/ Nếu ở trong tình huống của một người được Hoàng đế cử tới kiểm tra công việc của hai tên lừa đảo, anh/chị sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Lý giải nguyên nhân sự lựa chọn đó.