Văn 10 Đọc - hiểu văn bản

amsterdamIMO

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng bảy 2018
355
61
51
Hải Phòng
THCS Chu Văn An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...
Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.
Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác ven đường
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ
Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nữa đêm rằm
Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong
Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ
Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc
Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi
Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh
Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường
Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương. Câu 1. Chỉ ra ba biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng. Câu 2. Anh chị có suy nghĩ gì về những hiện tượng cuộc sống mà nhà thơ nhắc tới trong đoạn thơ: “Dẫu đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc... Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm?” Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan điểm của nhà thơ: “Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người / Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc” Anh/ chị có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Câu 1. Chỉ ra ba biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng.
  1. Nhấn mạnh những lời "anh" nói với "em" là những điều lãng mạn trong cuộc sống.
  2. Bộc lộ cảm xúc: lưu luyến, nhớ,...
  3. Tạo giọng thơ thêm nhanh, liên tiếp,...
  4. Bổ sung thêm ý nghiac cho "ta xanh xao", "Ta phẫn nộ"
Câu 2. Anh chị có suy nghĩ gì về những hiện tượng cuộc sống mà nhà thơ nhắc tới trong đoạn thơ: “Dẫu đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc... Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm?”
Hiện tượng mà nhà thơ nói trên là hoàn toàn đúng. Bởi với sự hiện đại của xã hội, nhu cầu của con người tăng lên. Lòng tham của họ là vô đáy, nhân cách thoái hóa. Từ đó, họ đối với nhau chỉ bằng đồng tiền, sống một cách vô cảm trước những số phận bất hạnh nhưng trước những người có cùng vị thế lại tỏ ra vui vẻ đối đãi. Từ hiện tượng nói trên, tác giả bộc lộ thái độ lên án, phê phán ga gắt những con người như vậy.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan điểm của nhà thơ: “Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người / Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc” Anh/ chị có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
Có thể hiểu là:
  • Cho dù có xảy ra chuyện gì, dù có tức giận, phẫn uất điến đỉnh điểm thì ta vẫn phải cư xử, hành động có văn hóa.
  • Đồng tình.
 
  • Like
Reactions: amsterdamIMO
Top Bottom