Văn 10 Đọc hiểu: nơi dựa trong cuộc sống

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
(1) Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
(2) Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa – Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Anh/chị hiểu như thế nào về “nơi dựa” trong cuộc sống?
Câu 2. Xác định những nơi dựa được đề cập trong văn bản.
Câu 3. Chỉ ra nghịch lý về “nơi dựa” được tác giả đề cập trong hai câu in đậm. Từ nghịch lý đó, anh/chị hiểu gì về quan niệm “nơi dựa” của tác giả?
Câu 4. Xác định những điểm tương đồng về hình thức của đoạn (1) và (2). Những điểm tương đồng đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung văn bản
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
(1) Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
(2) Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa – Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Anh/chị hiểu như thế nào về “nơi dựa” trong cuộc sống?
Câu 2. Xác định những nơi dựa được đề cập trong văn bản.
Câu 3. Chỉ ra nghịch lý về “nơi dựa” được tác giả đề cập trong hai câu in đậm. Từ nghịch lý đó, anh/chị hiểu gì về quan niệm “nơi dựa” của tác giả?
Câu 4. Xác định những điểm tương đồng về hình thức của đoạn (1) và (2). Những điểm tương đồng đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung văn bản
Câu 1:
"Nơi dựa" trong cuộc sống là chỗ để con người ta dựa dẫm, ỷ lại mỗi khi tuyệt vọng, nơi đó không chứa sức mạnh, năng lượng nhưng lại vô cùng vững vàng, giúp con người hồi phục về thể chất lẫn tinh thần

Câu 2:
Những nơi dựa được đề cập đến trong văn vản là: cậu bé và cụ già

Câu 3:
Nghịch lý về “nơi dựa” được tác giả đề cập trong hai câu in đậm: cậu bé và cụ già là hai đối tượng yếu ớt về thể chất, người mẹ và người chiến sĩ kia còn khoẻ mạnh, tưởng chừng như họ chính là chỗ dựa cho cậu bé và cụ già nhưng không, họ lại là người cần một chỗ dựa, chỗ dựa ấy đến từ cậu bé và cụ già. Đó là chỗ dựa tinh thần to lớn, vững chắc nhất.
-> Qua đó, ta thấy được quan niệm của tác giả về "nơi dựa". Nơi dựa không phải chỉ là vật chất, là bờ vai rộng để tựa vào mà nơi dựa còn bao gồm cả mặt tinh thần. Con người bị chi phối bởi tinh thần, nếu không có chỗ dựa tinh thần, con người sẽ trở nên sa sút, vì vậy, trong câu truyện trên, ta mới thấy được nghịch lý nhưng lại cực kì thuyết phục

Câu 4:
- Những điểm tương đồng về hình thức của đoạn (1) và (2):
Cấu trúc của hai đoạn là giống nhau: mở đầu bằng một câu hỏi, sau đó nói đến người khoẻ mạnh (người mẹ, chiến sĩ), rồi mới nói đến người yếu hơn về sức mạnh (cậu bé, cụ già), cuối cùng đưa ra nghịch lý
- Những điểm tương đồng đó có tác dụng là:
+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hoà giữa hai đoạn văn
+ Việc viết hai đoạn tương đồng chính là lặp lại cấu trúc câu, càng nhấn mạnh thêm sự quan trọng của chỗ dựa, đồng thời cho thấy rằng, nơi dựa mở rộng ra còn có nơi dựa tinh thần
 
Top Bottom