[Đọc báo] Ông chủ Facebook còn dặn con rời smartphone, sao ta cứ cắm đầu vô?

HMF Tin tức

Moderator
Cu li diễn đàn
6 Tháng tư 2017
70
564
81
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TTO - Câu hỏi này tưởng chừng dễ trả lời, nhưng trước ma lực của smartphone ít người trong chúng ta cưỡng lại được. Ngay cả việc cho con xài smartphone ở tuổi nào cũng là câu hỏi nan giải với các bậc phụ huynh.

Nhằm góp thêm một góp nhìn về chủ đề này, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Khánh Hưng.

"Trong lá thư gửi con gái thứ hai chào đời, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg có viết một câu rất cảm động rằng: “Cha mong con sẽ chạy thật nhiều vòng quanh phòng khách và vườn nhà mình. Và cha cũng mong con sẽ ngủ trưa thật nhiều”.

Lời dặn dò của ông bố trẻ Mark thật kỳ lạ! Không kỳ lạ sao được khi mà ông kêu gọi con gái mình “tranh thủ thời gian ra ngoài và dạo chơi”, điều trái ngược hoàn toàn so với mục đích của mạng xã hội mà tỷ phú này đã gầy dựng.

Đọc thư của ông chủ Facebook, tôi chợt nhớ đến câu chuyện vào tháng 1-2015, Đài Loan ban hành lệnh cấm trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng iPad và các thiết bị điện tử khác như tivi hay điện thoại thông minh, đồng thời yêu cầu cha mẹ không cho trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số.

Hai câu chuyện đó không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên, mà có mục đích rõ ràng: Trả lại tuổi thơ đầy hồn nhiên và bảo vệ tương lai những đứa trẻ trong thời đại “đổ bộ” của thiết bị điện tử (nổi bật là smartphone).

Smartphone khiến người lớn xao nhãng thực tại, còn trẻ con có smartphone thì “quên luôn” thực tại đó. Nếu nó khóc bạn chỉ cần đưa smartphone cho nó và bảo “con chơi đi”, nó sẽ nín khóc và quên thực tại ngay."

Smartphone có nhiều tác hại với trẻ em, điều này ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ sớm tiếp xúc và nghiện smartphone thì trở nên hạn chế trong việc giao tiếp với người khác ngoài đời thực.

Hoặc hàng loạt tác hại khác như: Làm suy giảm sự phát triển não bộ của trẻ; khó khăn trong kiểm soát hành vi, béo phì, mất ngủ; kết quả học tập kém và các vấn đề thể chất khác; gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề trong việc tập trung, sự lo lắng và trầm cảm…

Smartphone làm mất thời gian của người lớn, và trẻ con cũng vậy. Mỗi ngày nếu đứa trẻ đắm chìm trong thế giới của smartphone thì đứa trẻ đó sẽ bị cuốn hút, ám ảnh bởi những video, ứng dụng, biểu tượng…

Thế giới vi diệu đó như một cơn mưa rào bất ngờ đổ xuống khiến những đứa trẻ không thể trở tay, càng nhỏ tuổi thì càng dễ bị ảnh hưởng. Lúc này, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi phụ huynh cũng “nghiện” smartphone thì làm sao bảo con mình thôi “nghiện”?

Khi phụ huynh còn “tự nguyện” ướt trong cơn mưa rào công nghệ, còn vui với những status nhiều like, video thật kích thích thì thử hỏi nói với con mình như thế nào đây?

Người ta bảo rằng, 10 năm từ khi chiếc iphone đầu tiên ra đời đến nay đã hình thành nên một thế hệ với nhiều đổi thay, khác xa thế hệ trước đó. Đó là thế hệ thiếu những tiếng dạ thưa, hoặc có nhưng khi miệng nói thì mắt vẫn dán vào màn hình.

Thế giới ở smartphone tước đi quãng thời gian hồn nhiên của trẻ em. Bây giờ tôi thấy thật khó tìm hình ảnh những đứa trẻ lần “chạy nhảy quanh phòng khách và trong sân” mà trên tay không cầm điện thoại, hay những đứa trẻ miệng chào người lạ mà mắt không dán vào màn hình nhấp nháy.

Những đứa trẻ bỗng dưng “lạnh lùng” hơn khi có smartphone, bỗng nhiên “khôn” ra khi trả lời theo những mẩu chuyện trên mạng.

Smartphone đúng là “điện thoại thông minh” thật! Bởi người lớn như tôi còn bị thế giới trên đó “lừa” cơ mà.

Bạn đã tải bao nhiêu ứng dụng trên chiếc smartphone của mình? Bạn đã “khai” bao nhiêu thông tin cá nhân cho mỗi lần lên mạng xã hội? Bạn có dám khẳng định mình kiểm soát được số lần lướt smartphone trong ngày không? Nếu không trả lời được cặn kẽ những câu hỏi đó thì chính bạn đang bị “lừa” mà bạn không biết.

Như vậy, với những đứa trẻ chưa có “sức đề kháng” thì sẽ như thế nào khi có smartphone trong tay?

Vậy bao nhiêu tuổi trẻ em mới nên sử dụng smartphone? Tôi không dám khẳng định một con số cụ thể, nhưng tôi nghĩ với những đứa trẻ đang học tiểu học trở xuống thì phụ huynh tuyệt đối nói không khi con cái mình đòi smartphone, dù chơi “chút xíu”.

Bởi đây chính là thời thơ ấu, mà đã là thời thơ ấu thì trẻ em chỉ cần “dành thời gian để ngửi mùi tất cả các loài hoa và đặt tất cả những chiếc lá con muốn vào trong một chiếc thùng của con từ bây giờ”, như lời ông chủ Facebook dặn dò con gái mình.

Nhưng trước hết, để trẻ em có một tuổi thơ nhiệm màu như thế thì người lớn cần đặt smartphone xuống đã.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.

KHÁNH HƯNG/ Tuổi trẻ online

 

FuKo Hân

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng tám 2017
251
160
61
Cà Mau
-Người ta tạo ra công nghệ để giúp con người làm việc ,cung cấp một phần thông tin cho con người để con người hiểu biết hơn và không lạc hậu và đở tốn thời gian đi tìm hiểu thông tin .Chứ không để chúng ta lãng quên thực tế .
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
Mỗi người đều cắm mặt vào smartphone, laptop..., người lớn cũng vậy, trẻ con cũng vậy. Trẻ con cứ thế thì sẽ đánh mất tuổi thơ vui đùa bên bạn bè...., người lớn không giao tiếp
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
TTO - Câu hỏi này tưởng chừng dễ trả lời, nhưng trước ma lực của smartphone ít người trong chúng ta cưỡng lại được. Ngay cả việc cho con xài smartphone ở tuổi nào cũng là câu hỏi nan giải với các bậc phụ huynh.

Nhằm góp thêm một góp nhìn về chủ đề này, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Khánh Hưng.

"Trong lá thư gửi con gái thứ hai chào đời, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg có viết một câu rất cảm động rằng: “Cha mong con sẽ chạy thật nhiều vòng quanh phòng khách và vườn nhà mình. Và cha cũng mong con sẽ ngủ trưa thật nhiều”.

Lời dặn dò của ông bố trẻ Mark thật kỳ lạ! Không kỳ lạ sao được khi mà ông kêu gọi con gái mình “tranh thủ thời gian ra ngoài và dạo chơi”, điều trái ngược hoàn toàn so với mục đích của mạng xã hội mà tỷ phú này đã gầy dựng.

Đọc thư của ông chủ Facebook, tôi chợt nhớ đến câu chuyện vào tháng 1-2015, Đài Loan ban hành lệnh cấm trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng iPad và các thiết bị điện tử khác như tivi hay điện thoại thông minh, đồng thời yêu cầu cha mẹ không cho trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số.

Hai câu chuyện đó không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên, mà có mục đích rõ ràng: Trả lại tuổi thơ đầy hồn nhiên và bảo vệ tương lai những đứa trẻ trong thời đại “đổ bộ” của thiết bị điện tử (nổi bật là smartphone).



Smartphone có nhiều tác hại với trẻ em, điều này ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ sớm tiếp xúc và nghiện smartphone thì trở nên hạn chế trong việc giao tiếp với người khác ngoài đời thực.

Hoặc hàng loạt tác hại khác như: Làm suy giảm sự phát triển não bộ của trẻ; khó khăn trong kiểm soát hành vi, béo phì, mất ngủ; kết quả học tập kém và các vấn đề thể chất khác; gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề trong việc tập trung, sự lo lắng và trầm cảm…

Smartphone làm mất thời gian của người lớn, và trẻ con cũng vậy. Mỗi ngày nếu đứa trẻ đắm chìm trong thế giới của smartphone thì đứa trẻ đó sẽ bị cuốn hút, ám ảnh bởi những video, ứng dụng, biểu tượng…

Thế giới vi diệu đó như một cơn mưa rào bất ngờ đổ xuống khiến những đứa trẻ không thể trở tay, càng nhỏ tuổi thì càng dễ bị ảnh hưởng. Lúc này, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi phụ huynh cũng “nghiện” smartphone thì làm sao bảo con mình thôi “nghiện”?

Khi phụ huynh còn “tự nguyện” ướt trong cơn mưa rào công nghệ, còn vui với những status nhiều like, video thật kích thích thì thử hỏi nói với con mình như thế nào đây?

Người ta bảo rằng, 10 năm từ khi chiếc iphone đầu tiên ra đời đến nay đã hình thành nên một thế hệ với nhiều đổi thay, khác xa thế hệ trước đó. Đó là thế hệ thiếu những tiếng dạ thưa, hoặc có nhưng khi miệng nói thì mắt vẫn dán vào màn hình.

Thế giới ở smartphone tước đi quãng thời gian hồn nhiên của trẻ em. Bây giờ tôi thấy thật khó tìm hình ảnh những đứa trẻ lần “chạy nhảy quanh phòng khách và trong sân” mà trên tay không cầm điện thoại, hay những đứa trẻ miệng chào người lạ mà mắt không dán vào màn hình nhấp nháy.

Những đứa trẻ bỗng dưng “lạnh lùng” hơn khi có smartphone, bỗng nhiên “khôn” ra khi trả lời theo những mẩu chuyện trên mạng.

Smartphone đúng là “điện thoại thông minh” thật! Bởi người lớn như tôi còn bị thế giới trên đó “lừa” cơ mà.

Bạn đã tải bao nhiêu ứng dụng trên chiếc smartphone của mình? Bạn đã “khai” bao nhiêu thông tin cá nhân cho mỗi lần lên mạng xã hội? Bạn có dám khẳng định mình kiểm soát được số lần lướt smartphone trong ngày không? Nếu không trả lời được cặn kẽ những câu hỏi đó thì chính bạn đang bị “lừa” mà bạn không biết.

Như vậy, với những đứa trẻ chưa có “sức đề kháng” thì sẽ như thế nào khi có smartphone trong tay?

Vậy bao nhiêu tuổi trẻ em mới nên sử dụng smartphone? Tôi không dám khẳng định một con số cụ thể, nhưng tôi nghĩ với những đứa trẻ đang học tiểu học trở xuống thì phụ huynh tuyệt đối nói không khi con cái mình đòi smartphone, dù chơi “chút xíu”.

Bởi đây chính là thời thơ ấu, mà đã là thời thơ ấu thì trẻ em chỉ cần “dành thời gian để ngửi mùi tất cả các loài hoa và đặt tất cả những chiếc lá con muốn vào trong một chiếc thùng của con từ bây giờ”, như lời ông chủ Facebook dặn dò con gái mình.

Nhưng trước hết, để trẻ em có một tuổi thơ nhiệm màu như thế thì người lớn cần đặt smartphone xuống đã.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.

KHÁNH HƯNG/ Tuổi trẻ online

con người sắp tuyệt chủng vì sẽ chỉ còn robot trên thế giới này
trẻ em ngày nay đa xưa rồi
ngày xưa vui vẻ cái gì cũng biết còn bây giờ,trẻ em dường như vô cảm
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom