Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề bài: Trình bày cảm nhận về khổ cuối bài thơ "Đồng chí".
Bài làm
Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lãnh lẽo của những đêm rừng Việt Bắc là hình ảnh người lính "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới".Họ đã đứng bên nhau giữa cái rét buốt, sát bên nhau trong chiến đấu vì tình đồng đội đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. "Đầu súng trăng treo" là một hình ảnh thực mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya. Nhưng đó còn là hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho một hiện thực đầy khốc liệt. "Trăng" lại biểu tượng cho hòa bình, cho những vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn. Đó cũng là hiện thân cho mục đích chiến đấu của người lính cách mạng: cầm súng vì hòa bình. Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: Chiến sĩ mà thi sĩ, hiện thực mà thơ mộng. Và đó cũng chính là biểu tượng cô đọng nhất, khái quát nhất về tình đồng chí cao đẹp: Đồng chí là những người cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu cao đẹp, cùng cầm súng vì ánh trăng hòa bình. Hình ảnh ấy thể hiện rõ đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
Người viết: @Roses_are_rosie
Bài làm
Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đòng đội của những người lính. Kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp đẽ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lãnh lẽo của những đêm rừng Việt Bắc là hình ảnh người lính "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới".Họ đã đứng bên nhau giữa cái rét buốt, sát bên nhau trong chiến đấu vì tình đồng đội đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. "Đầu súng trăng treo" là một hình ảnh thực mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya. Nhưng đó còn là hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho một hiện thực đầy khốc liệt. "Trăng" lại biểu tượng cho hòa bình, cho những vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn. Đó cũng là hiện thân cho mục đích chiến đấu của người lính cách mạng: cầm súng vì hòa bình. Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: Chiến sĩ mà thi sĩ, hiện thực mà thơ mộng. Và đó cũng chính là biểu tượng cô đọng nhất, khái quát nhất về tình đồng chí cao đẹp: Đồng chí là những người cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu cao đẹp, cùng cầm súng vì ánh trăng hòa bình. Hình ảnh ấy thể hiện rõ đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
Người viết: @Roses_are_rosie