Văn 9 đoạn văn thúy kiều

HNgan2905

Học sinh
Thành viên
12 Tháng bảy 2018
37
4
21
Hà Nội
Lương Thế Vinh

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,159
2,225
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
-"Kiều càng sắc sảo mặn mà": khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo về trí tuệ mặn mà về tâm hồn
-Phép so sánh trong câu thơ:"So bề tài sắc lại là phần hơn ": --->Kiều đẹp và tài hơn hẳn Vân
-Nhan sắc
+Bút pháp ước lệ:
"làn thu thủy"(làn nước mùa thu)----->đôi mắt trong sang long lanh linh hoạt
"nét xuân sơn"(nét núi mùa xuân)---->đôi lông mày thanh tú
+Không tả nhiều như Vân tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt (thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ) theo lối điềm nhãn , vẽ hồn cho nhân vật)
+Nhân hóa " hoa ghen liễu hờn" ------> thiên nhiên cũng ghen ghét đố kị với vẻ đẹp của nàng
+Thành ngữ: nghiêng nước nghiêng thành ----->cực tả vẻ đẹp giai nhân
-Tài năng
+Thủ pháp liệt kê: tài cầm, kì tji họa của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến
+Tài đàn là sở trường, vượt lên trên mọi người
-Tâm hồn
+Cung đàn bạc mệnh do Kiều sáng tác tác đã ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm
------>Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa tài sắc tình ; vẻ đẹp ấy khiến tạo hóa phải đố kị hờn ghen --->nàng có cđ éo le đau khổ--->chân dung mang tính cách số phận
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp đòn bẩy (chân dung Vân đc miêu tả trc để là m nổi bật Kiều, tác giả chỉ dùng 4 câu để tả Vân trong khi dùng tới 12 câu để cực tả Kiều . Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là nhan sắc còn của Kiều là cả nhan sắc tài năng và tâm hồn)
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Từ câu chủ đề “khác với thúy vân, thúy kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả tài lẫn sắc” nối tiếp 10 câu để hoàn thành theo diễn dịch hoặc tph sử dụng 1 câu ghép đẳng lập
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả tài lẫn sắc. Nếu như nói Thúy Vân đẹp đến mức mây phải thua tuyết phải nhường thì Thúy Kiều hiện lên còn đẹp hơn nữa.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khi tả Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tập trung vào vẻ đẹp của đôi mắt. Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng ấy nhưng Thúy Kiều hiện lên với một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt sắc. Mắt màng đẹp, trong sáng như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, ẩn chứa trong đôi mắt ấy là cả một tâm hồn đa sầu đa cảm. Dung nhan của nàng đằm thắm khiến cho hoa cũng phải ghen, dáng người xinh tươi mơn mởn khiến liễu cũng phải hờn. Bằng nghệ thuật nhân hóa qua hai động từ chỉ trạng thái cảm xúc tiêu cực "ghen" và "hờn" mà vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên đã vượt xa cả vẻ đẹp của thiên nhiên, vượt ra khỏi chuẩn mực của xã hội phong kiến. Không chỉ có vẻ bề ngoài, Thúy Kiều còn có tài năng hơn người. Nguyễn Du đã dành tới hai phần còn lại để miêu tả cái tài và cái tâm của Kiều, Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời", cầm, kì, thi, hoạ đều hoàn hảo. Đặc biệt, tài đánh đàn của nàng còn vượt trội "ăn đứt", trên tài mọi người. Không những thế, nàng còn biết sáng tác, cung đàn "bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác là biểu hiện của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Và dường như số phận và cuộc đời bạc mệnh ấy đã vận vào đời nàng sau này.


Chú thích: phần in đậm (câu ghép đẳng lập)
 
  • Like
Reactions: HNgan2905
Top Bottom