ĐỐ VUI VĂN HỌC

S

sonmoc

Giải đáp nè :
Câu 1 : Sông Tiền Đường , Đạm Tiên
Câu 2 : Đồng chí của Chính Hữu
Câu 3 : Nghe tin làng Chợ Dầu theo Việt gian
Câu 4 : Truyện Kiều , nghệ thuật : CHẤM PHÁ và sử dụng 1 ngạn ngữ cổ của Trung Quốc : Lê Chi Sổ Điểm Hoa
 
S

sonmoc

Tiếp nhé mọi người , mức độ khó sẽ tăng dần :
Câu 1 : Những bài thơ như : Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch , Ngắm trăng - Lí Bạch , Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương , Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ tiêu biểu cho phong trào thơ nào của Trung Quốc ?
Câu 2 : Loại bánh nào đã được Hồ Xuân Hương làm ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa ? Trong bài thơ đó có một thành ngữ đã được sử dụng rất đắc sắc , đó là thành ngữ nào ?
Câu 3 : Tác phẩm văn học nào được coi là tuyên ngôn độc lấp đầu tiên của nước ta , và hoàn cảnh ra đời của nó như thế nào ?
 
T

tranquang

Anh thử với mốc nhé? Cái topic này do em lập ra nên em là người quản lý còn anh là thành viên tham gia, Ok?
Câu 1: Hiện tại anh chưa nghĩ ra được... :D
Câu 2: Bánh trôi nước. Thành ngữ được sử dụng "bảy nổi ba chìm"
Câu 3: Tác phẩm "Nam quốc sơn hà". Bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981. Vậy nên đáp án này chúng ta cứ theo số đông là của Lý Thường Kiệt
 
S

sonmoc

tranquang said:
Anh thử với mốc nhé? Cái topic này do em lập ra nên em là người quản lý còn anh là thành viên tham gia, Ok?
Câu 1: Hiện tại anh chưa nghĩ ra được... :D
Câu 2: Bánh trôi nước. Thành ngữ được sử dụng "bảy nổi ba chìm"
Câu 3: Tác phẩm "Nam quốc sơn hà". Bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981. Vậy nên đáp án này chúng ta cứ theo số đông là của Lý Thường Kiệt
May mà chưa sập tiệm hết , còn câu 1 nữa , bổ sung câu 2 :
Trong bài thơ :" Bánh trôi nước " thành ngữ Bảy nổi ba chìm sử dụng đặc sắc ở chỗ :Đảo ngữ 2 vế thành : Ba chìm bảy nổi
Còn với anh TQ em sẽ đưa ra 2 câu hỏi nữa thật hóc búa :
Câu 4 : Trong tác phẩm : " Chiếc lược ngà"của Nguyễn Quang Sáng , lí do nào khiến Thu không nhận ông Sáu là Ba của mình . Sau khi ông Sáu hi sinh , bé Thu đã trở thành một ...... ?
Câu 5 : Trong tác phẩm CỐ HƯƠNG của Lỗ Tấn , có một nhân vật xuất hiện trong doạn trích" Tấn về nhà chuyển đồ đạc đi ",nhân vật này được miêu tả như một compa , đó là nhân vật nào ? Và trước đây làm NGHỀ gì ?
 
T

tranquang

Ờ, anh trả lời nhá?
Câu 1: Lí do bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì chiếc sẹo trên mặt ông ý. và sâu xa hơn đấy chính là vì lòng yêu thương Người cha thật sự của cô bé. Vì rất yêu cha, nên nó sợ nhận nhầm người khác làm chaSau này bé Thu làm giao liên và đã có câu:"Lớp cha trước lớp con sau/ Cũng là đồng chí chung câu quân hành"
Câu 2: Đó là nhân vật Tây Thi đậu phụ và lẽ đương nhiên chị này bán đậu phụ rồi!
 
S

sonmoc

tranquang said:
Ờ, anh trả lời nhá?
Câu 1: Lí do bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì chiếc sẹo trên mặt ông ý. và sâu xa hơn đấy chính là vì lòng yêu thương Người cha thật sự của cô bé. Vì rất yêu cha, nên nó sợ nhận nhầm người khác làm cha Sau này bé Thu làm giao liên và đã có câu:"Lớp cha trước lớp con sau/ Cũng là đồng chí chung câu quân hành"
Câu 2: Đó là nhân vật Tây Thi đậu phụ và lẽ đương nhiên chị này bán đậu phụ rồi!
Câu 2 không chính xác vì đây không phải là tên thật của nhân vật chỉ là biệt hiệu mà thôi , đó là nhân vật thím Hai Dương , vì vậy anh TQ cũng chưa hoàn toàn chính xác trong 2 câu hỏi này .Câu tiếp theo nè :
Câu 7 : Trong đoạn trích : Kiều ở lầu ngưng bích trích trong TK của Nguyễn Du , tác giả đã sử dụng 1 điệp ngữ 4 lần , đó là điệp ngữ nào ? Sau đoạn trích này là cuộc gặp gỡ của ai với ai ?
Câu 8 : Trong ca dao Việt Nam , hình ảnh con vật nào thường được gắn với hình ảnh người nông dân Việt Nam ? Hình ảnh này có quan hệ thế nào với người nông dân ?????
Câu 9 : Câu thơ : " Thương thay một đóa trà my
Con ong đã tỏ đường đi lối vào " trích trong tác phẩm nào , và viết về sự việc gì ?
 
N

ngoclantinh

Để em trả lời thử nha .
câu 7:Điệp từ đó là :buồn trông . sau đoạn trích này là cuộc gặp gỡ với THúc Sinh .
Câu 8:Con vật đó là :con Trâu ,trâu được xem là của báu của nhà nông ,nó gắn với cuộc sống đồng áng của ngừoi nông dân ,trâu kéo cày ,kéo sản phẩm về nhà.
câu 9 .chưa nghĩ ra .hì :D
 
S

sonmoc

ngoclantinh said:
Để em trả lời thử nha .
câu 7:Điệp từ đó là :buồn trông . sau đoạn trích này là cuộc gặp gỡ với THúc Sinh .
Câu 8:Con vật đó là :con Trâu ,trâu được xem là của báu của nhà nông ,nó gắn với cuộc sống đồng áng của ngừoi nông dân ,trâu kéo cày ,kéo sản phẩm về nhà.
câu 9 .chưa nghĩ ra .hì :D
Nói thật nhá , ban chỉ trả lời đúng một nửa của câu 7 còn lại sai cả , hãy đọc cho kĩ đề câu 8
 
C

conu

Đây là một thi nhân cuối thế kỷ 19, là tác gia nổi tiếng với thể thơ trào phúng, ông còn là nhà thơ nức danh về đề tài mùa thu.
Câu đố dành riêng cho sonmoc. ^^ke ke ke
 
L

lovelydoll


câu 7:điệp từ ''buồn trông'' ,sau đoạn trích này là đoạn thơ nói về cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Sở Khanh
câu 9: 2 câu thơ trích trong tác phẩm ''Truyện Kiều'' ,và nằm trong đoạn thơ nói về Kiều rơi vào tay Tú bà và MGS
câu 8: hình ảnh con cò thường được so sánh với những người phụ nữ VN ,lam lũ ,vất vả ,chịu thương ,chịu khó
kòn ví với người dân VN thj` nghĩ sau ^^
 
S

sonmoc

conu said:
Đây là một thi nhân cuối thế kỷ 19, là tác gia nổi tiếng với thể thơ trào phúng, ông còn là nhà thơ nức danh về đề tài mùa thu.
Câu đố dành riêng cho sonmoc. ^^ke ke ke
Nếu em không nhầm là Nguyễn Khuyến
Doll trả lời câu 9 vẫn sai một nửa rồi
 
N

ngocan90

Hai câu thơ trong Truyên Kiều, hai câu này kể về việc Kiều bị MGS làm nhục trên đường về Lâm Chi
 
T

thanhhuyen91

oái, em ra muộn quá, tiệc tan hết rồi , chán quán, anh ơi, cho câu hỏi tiếp đi ạ
 
S

sonmoc

ngocan90 said:
Hai câu thơ trong Truyên Kiều, hai câu này kể về việc Kiều bị MGS làm nhục trên đường về Lâm Chi
Chuẩn rồi đó bạn , câu còn lại bạn đó đoán con cò cũng đúng nhưng còn một nửa nửa
Đề tiếp theo nhé :
Câu 10 : Đoạn thơ :"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh"
Trích trong tác phẩm nào ? Có biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc nhất
Câu 11 : (Khó) Có một nhà phê bình Trung Quốc đã nói rằng Truyện Kiều chỉ ăn theo Kim Vân Kiều Truyện Của Thanh Tâm Tài Nhân( Bất kể về nội dung hay nghệ thuật truyện Kiều không vượt quá được bản gốc của nó ) ? Ông là ai ?
Câu 12 : Theo truyền thuyết chỗ Mỵ Châu bị chết nay ở đâu ?????
 
Top Bottom