Địa 12 Đố vui! Giải trí Địa Lí....!

T

truonghan_h

Chuồn chuồn bay thấp hay cao phụ thuộc vào áp suất khí quyển . Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí . Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng & khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất và ngược lại

Bạn trả lời đúng rồi đấy. Nhưng còn "lúa trổ" thì trả lời sai rồi. Xem lại nhé. Mong bạn hãy tiếp tục trả lời nha
 
T

truonghan_h

Nào các bạn ơi! Tiếp tục trả lời nào! Uki!
Nếu ai đó có câu thơ địa lí đố vui nào đó thì cứ post lên đây nha. Chúng ta vừa học lại vừa chơi, vừa tìm hiểu kiến thức. Hehe.
 
T

truonghan_h

Giải đáp câu thở trên nha:
“Con đói thì con ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”

Tháng hai (tháng là tháng 3 dương lịch), đây là thời xuất hiện những đợt rét muộn (rét nàng Bân). Hiện tượng rét muộn này có tác hại rất lớn với sản xuất nông nghiệp nhất là cho lúa chiêm trổ sớm vào khoảng cuối tháng 3 làm nhiệt độ hạ xuống tới hạn 18-20 độ làm lúa trổ bông kém.

Tiếp nha: Tục ngữ có câu: “Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão”. Hãy giải thích tại sao tháng bảy heo may thì sắp có bão?
 
Q

quangson317

Chuồn chuồn báo bão (Xuân Quỳnh, Việt Nam)



Lại gặp lại cánh chuồn ngày thơ bé
Bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng

Con chuồn ngô hay làm dáng
Chao mình soi mặt ao trong
Đốt cháy lòng một nét chờ mong
Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa
Con chuồn vằn mang những điều kì lạ
Với đứa trẻ nào chưa biết bơi
ơi cánh chuồn gợi những buồn vui
Cánh chuồn nào bay vào những nỗi nhớ?
Ngon sào thưa cánh buồm ai ngái ngủ
Những cánh buồm mỏng mảnh như tình yêu!
Gió heo may hôm nay về chăng
Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng
Báo cơn bão phương nào thổi tới?

Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi
Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa
Con chim tìm tránh bão sẽ về xa
Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ
Không còn trời xanh chỉ mưa và gió
Những dòng sông không nhà cửa miên man
Và mây, mây khắp chốn lang thang
Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp
Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát
Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa
Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!
Mỏng manh thế chịu làm sao nổi
Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Trời bão lên rồi mày ở đâu ?
 
T

truonghan_h

Cảm ơn quangson317. Bài thơ rất hay, nhưng trong bài thơ chưa giải thích được nguyên nhân căn bản tại sao tháng 7 heo may chuồn chuồn bay thì bão. Các bạn cũng trả lời nha. Hãy giải thích theo các nhà khoa học địa lí nhé.
 
H

hoanby

đố các bạn biết nước nào nhỏ nhất trên thế giới? theo mình câu đầu năm sương muối cuối năm gió mùa là không
hợp với quy luật vỉơ miền nam nước ta chỉ có 2mùa thôi
 
A

abde

Thành viên của lớp

Tham gia ngày: 23-07-2008Bài viết: 3 Đã cảm ơn: 0Được cảm ơn 0 lần với 0 bài viết gt tại sao đầu mùa đông thời tiết khô hanh còn cuối mùa đông thì lại ẩm ướt hơn
đó là do sự hoạt động của gió mùa đông bắc
nưa đầu mùa gió di chuyển từ áp cao xibia đi qua lục địa rộng lớn la TRUNG QUỐC vào nước ta nên mang tính lạnh và khô
còn nửa cuối mùa gió này di chuyển qua biển vào nước ta nên mang tính lạnh và ẩm chăng thế má ở miền bắc nước ta vào dịp gần tết có mưa phùn đấy thôi
 
T

truonghan_h

- abde ah em ko nên đưa thông tin về hungnguyendinh như thế nha. Có 1 chứ năng là trích dẫn bài của người khác mà em. Em chú ý nha.
Mọi người ơi hãy cùng tham gia đố vui nha. Chủ đề của tui là chưa thấy ai nói đúng đâu nha.
 
T

truonghan_h

Đáp án câu tục ngữ: “Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão”.
Gió trong cơn bão ở Bắc Bán Cầu thổi ngược chiều kim đồng hồ. Ở nước ta bão thường đi từ phía Đông sang phía Tây. Với hướng đi của bão như vậy ở phía trước cơn bão luôn có gió thổi hướng Bắc (gió heo may) bởi vậy nơi nào có gió heo may vào thời gian kể trên thì nơi đó có thể sắp có bão.
 
T

truonghan_h

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười đúc rút kinh nghiệm thành câu tục ngữ:
"Cày nông bừa sục
Giữ nước liên tục
Tháo nước thường kỳ"​
Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên?
 
T

thanhha_c12

Đồng bằng sông cửu long là vùng đất nhiễm phèn
do đó người ta phải bừa nông để không chạm vào lớp đất phía dưới ( càng xuống dưới nồng độ phèn càng lớn), và rửa nước ( thay nước thường xuyên ) để rửa bớt độ phèn trong đất
 
T

truonghan_h

Đáp án nè:
Câu tục ngữ trên nói về kinh nghiệm làm lúa trên đất phèn. Cơ sở khoa học của phương pháp này chính là việc không đụng tới ổ phèn ở tầng đất sâu, luôn giữ một lớp nước trên mặt ruộng để phèn tiềm tàng không sì lên biến thành phèn độc hại. Phương pháp đó gọi nôm na là cách" dẫn ngọt ém phèn". Và đó chính là chìa khóa vàng để giải bài toán về Đồng Tháp Mười.
 
Last edited by a moderator:
T

truonghan_h

Có câu hỏi thế này các bạn giải nhé: Ngày 14/10 năm 2007 là chủ nhật vậy thì 14/10/2010 vào thứ mấy?
 
Last edited by a moderator:
T

thanhthuytu

Theo định luật thời gian ta có:
+ Năm nhuận thì ngày tháng này của năm nào đó sang năm sao thì sẽ tăng lên 2.
Ví dụ: 14/10/2007 là chủ nhật thì ngày 14/10/2008 là thứ 3. Vì năm 2008 là năm nhuận.
+ Năm thường thì ngày tháng này của năm nào đó sang năm sao thì sẽ tăng lên 1.
Vậy ngày 14/10/2010 là thứ 5.
 
T

truonghan_h

Em trả lời đúng rồi.

Chúng ta biết rằng:
1 năm thường 365 = (52x7) + 1
1 năm nhuận 366 = (52x7) + 2​
>>> Như vậy, sau mỗi một năm, vẫn vào ngày đó nhưng thứ phải tăng thêm 1 ngày. Lẽ ra bình thường 14/10/2010 vào thứ 4, nhưng do 2008 là năm nhuận nên 14/10/2010 phải là thứ 5

Chúng ta lại tiếp tục nữa nhé:
Điền tiếp địa danh vào câu sau:
Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn đội nón tốt thì về làng…..
Thân ái!
 
H

haiquynh.710

câu ấy giờ có khi còn được cả biên thành :
muốn ăn cơm trắng với cá mè thì lên lão hộ hái chè với anh
 
Top Bottom