Đố nè!

F

faustvn01

nutac98 said:
ec. thế vua Hùng có ở biển đâu mà thiên vị cho Thủy Tinh :p
>:D< >:D< Bravo. Một "siêu trộm" phải nhường bước trước một "nữ tặc" (hải tặc hay lục lâm vậy? :D ). Bạn có thể giải thích cụ thể hơn được không?
 
A

arxenlupin

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
nutac98 said:
ec. thế vua Hùng có ở biển đâu mà thiên vị cho Thủy Tinh :p
>:D< >:D< Bravo. Một "siêu trộm" phải nhường bước trước một "nữ tặc" (hải tặc hay lục lâm vậy? :D ). Bạn có thể giải thích cụ thể hơn được không?


siêu trộm nhường các nữ tặc thui chứ sao lại ko trả lời được câu hỏi đó chứ
 
S

sailor_aqua

Uh, đúng là bởi vì vua có ở biển đâu :D Với lại người dân VN dựa vào đất đai, núi rừng mà sống là nhiều hơn.

Còn câu trả lời của câu trước là 3 văn bản đó đều là truyện trung đại.
 
F

faustvn01

sailor_aqua said:
Uh, đúng là bởi vì vua có ở biển đâu :D Với lại người dân VN dựa vào đất đai, núi rừng mà sống là nhiều hơn.

Còn câu trả lời của câu trước là 3 văn bản đó đều là truyện trung đại.

Hoan hô, em nói rất chính xác. Chắc chắn em là học sinh cấp II, nếu không phải là một người học chăm và rất yêu văn vì các anh chị cấp III thường không nhớ được tri thức thể loại từ lớp 6.

Có một câu hỏi khá thú vị mà một bạn đã hỏi anh: Anh hãy đọc những câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có nói về loài vật rồi ghép lại thành một bài thơ. Mem nào hứng thú thì tham gia trò chơi này nhé: Chúng ta sẽ tìm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để sưu tầm các câu thơ có nói về các loài vật (kể cả tả thực hoặc ước lệ). Chúng ta sẽ lập một "Bách thú Kiều" tại topic này.
 
F

faustvn01

Anh xin mở màn bằng câu thơ 37 đến 40 của Truyện Kiều:

"Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chính chục đã ngoài sáu mươi"
 
X

xt390

Em góp vài câu:
Vực nàng vào chống hiên tây,
Cắt người coi sóc rước thầy thuốc men
Trước là Bạc Hạnh,Bạc Bà
Bên là Ưng , Khuyển, bên là Sở Khanh.
hehe
Ê mấy cái giải đố đó em cũng biết nha,nhưng tham gia diễn đàn muộn quá,tiếc tiếc:D
 
F

faustvn01

Anh post tiếp nhé:

Câu 45 đến câu 49:

Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
 
X

xt390

Em tiếp nè:
Nghìn xưa âu cũng thế này,
Từ bi âu liệu bớt tay mới vừa

Sớm trưa hầu hạ đài doanh
Tiểu thư chạm mặt ,đè tình hỏi tra
HIHI:D
 
F

faustvn01

Sau đây là những câu thơ về cuộc đời Đạm Tiên:

Nổi danh tài sắc một thì
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh...

Buồng không lặng ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh...

Trải bao thỏ lặn ác tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!

Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai?

(các bạn post tiếp nhé)
 
X

xt390

re

Em tiếp luôn:

Sượng sùng giữ ý rụt rè,
Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu.
Rằng:"Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
"Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.

Biết người ,biêt mặt, biết lòng làm sao?
Nữa khi muôn một thế nào,
Bán hùm,buôn sói , chắc vào lưng đâu

Hay không anh,tiếp đi mọi người
 
F

faustvn01

Được đấy xt390. Em khá sáng tạo khi "chơi chữ": "sượng sùng" --> sùng (thạch sùng), "đã chồn" --> chồn. Tuy nhiên, đó là hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt, không phải là những từ ngữ dùng để chỉ các loài vật phải không?! Nếu chấp nhận cách thức này, số lượng câu thơ được tuyển vào đây sẽ nhiều vô kể và tình hình là "vườn thú" của chúng ta có "nguy cơ quá tải", phải không em ^_^. Vậy anh có ý kiến là chúng ta nên tập trung vào những câu thơ trực tiếp nhắc đến các loài động vật (theo nghĩa hiện thực hoặc ẩn dụ, điển cố). Đồng ý không em?

Anh tiếp luôn nhé: Đoạn thơ miêu tả đoạn Kiều gặp Kim Trọng và cảnh Kim Trọng tương tư Thúy Kiều:

Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình....

Trộm nghe thơm nức hương lân,
Một nền Đồng-tước khóa xuân hai Kiều...

Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo...

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường bông liễu bay ngang trước mành...

Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan...

Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.
Lơ thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa mai....

(hì, anh em mình sưu tập cũng được kha khá rồi đấy nhỉ).
 
X

xt390

Em đông ý với anh mơ mộng,chúng ta giờ chỉ xét các từ mang nghĩa con vật thôi,không dùng từ đồng âm nữa,em tiếp luôn nè:

Ở đây tai vách mạch rừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.
Kẻo khi sấm sét bất kỳ,
Con ong cái kiến kêu gì được oan?

Đoạn nói Từ Hải

Râu hùm,hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
 
N

nhoc_style_dethuong

bài nì mình cũng chưa nghe! nhưng tìm trên mạng thì biết được là:
CHIÊU HỒN NƯỚC
* Phạm Tất Đắc
1909-1935

Cũng nhà cửa, cũng giang san
Thế mà nước mất nhà tan hởi trời !
Nghĩ lắm lúc đang cười hóa khóc
Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang

Vạch trời thét một tiếng vang
Cho thân tan với giang san nước nhà !
Đồng bào hởi con nhà Đại Việt
Có thân mà chẳng biết liệu đời


Tháng ngày lần lữa đợi thời
Ngẫn ngơ ỷ lại ở người, ai thương ?
Nay sóng gío bốn phương càng giữ
Tính nết xưa càng giữ mãi sao ?

Đồng bào chút giọt máu đào
Thương ôi! tội nghiệp đời nào xót đây ?
Nên mau mau dậy mau kẻo muộn
Mà xót thương đến chốn Nhị, Nùng

Xưa kia cũng lắm anh hùng
Dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi
Xưa cũng có lắm người hào kiệt
Trong một tay nắm hết sơn hà

Nghìn thu gương vẫn không nhòa
Mở mày mở mặt con nhà lạc Long
Non sông vẫn non sông gấm vóc
Cỏ cây xem vẫn mọc tốt tươi

Người xem cũng dáng con người
Cũng tai cũng mắt như đời khác chi
Cảnh như thế tình thì như thế
Sống mà chi, sống để mà chi ?

Đời người đến thế còn gì ?
Nước non đến thế còn gì nước non !
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ
Trông nước sông lã chả dòng châu

Một mình cảnh vắng đêm thâu
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san.

tác giả dùng máu của mình để thắm tô màu cờ tổ quốc
 
N

nhoc_style_dethuong

hỏi vài câu nha!
1. trong 14 câu tả về kiêu có bao nhiêu chử xuân?
2. truyện kiều đã từng đạt bao nhiêu kỉ lục thế giới và bao nhiêu kỉ lục ở Việt Nam?
3. 2 lần chia tay với chồng và một lần chia tay với người tình (Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải) được viết bao nhiêu câu?
 
F

faustvn01

1. Trong 14 câu tả Kiều (anh đoán em muốn nhắc đến 14 câu Nguyễn Du tả Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều - sgk Ngữ văn 9), Nguyễn Du đã hai lần dùng chữ "Xuân".

- Câu 25: Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

- Câu 36: Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

2. Các kỉ lục của Truyện Kiều: cái này thì anh chịu.

3. Số lượng câu thơ ND dành để tả các cuộc chia tay của Kiều với 3 người đàn ông quan trọng nhất trong đời nàng:

- Chia tay với Kim Trọng khi chàng phải về Liêu Dương hộ tang chú: Từ câu 535 (Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng) đến 570 (Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ.). Vậy là 36 câu.


- Chia tay với Thúc Sinh: Từ câu 1503 (Cầm tay dài ngắn thở than) đến câu 1526 (Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường). Vậy là 23 câu.

- Chia tay với Từ Hải: Từ câu 2213 (Nửa năm hương lửa đương nồng) đến câu 2230 (Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi). Vậy là 18 câu.

Đó là xét về LƯỢNG. Còn xét về CHẤT, anh vẫn thấy đoạn chia tay với Thúc Sinh là hay hơn cả (he, tất nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân).
 
N

nhoc_style_dethuong

1. Trong 14 câu tả Kiều (anh đoán em muốn nhắc đến 14 câu Nguyễn Du tả Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều - sgk Ngữ văn 9), Nguyễn Du đã hai lần dùng chữ "Xuân".

- Câu 25: Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

- Câu 36: Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

2. Các kỉ lục của Truyện Kiều: cái này thì anh chịu.

3. Số lượng câu thơ ND dành để tả các cuộc chia tay của Kiều với 3 người đàn ông quan trọng nhất trong đời nàng:

- Chia tay với Kim Trọng khi chàng phải về Liêu Dương hộ tang chú: Từ câu 535 (Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng) đến 570 (Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ.). Vậy là 36 câu.


- Chia tay với Thúc Sinh: Từ câu 1503 (Cầm tay dài ngắn thở than) đến câu 1526 (Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường). Vậy là 23 câu.

- Chia tay với Từ Hải: Từ câu 2213 (Nửa năm hương lửa đương nồng) đến câu 2230 (Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi). Vậy là 18 câu.

Đó là xét về LƯỢNG. Còn xét về CHẤT, anh vẫn thấy đoạn chia tay với Thúc Sinh là hay hơn cả (he, tất nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân).

trời ơi!! sao mà sai bét hết zạ, không đúng câu nào hết trơn à!!
 
T

thuhoai_2506

hai bạn nói truyện vui thiệt đó co thể cho mình nhập hội nhé thanh bọ ba cho vui :D­
hoc thế này bỏ ích thiệt đó :)
 
Top Bottom