CLB lịch sử Định mệnh giống nhau kỳ lạ giữa cuộc đời của Trịnh Sâm và Nguyễn Phúc Khoát

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Những vị chúa áp chót có tài năng thực thụ
Thực tế cho thấy trong những năm đầu đời, cả hai chúa Trịnh Sâm và Nguyễn Phúc Khoát đều đạt được những thành tựu vĩ đại trong cuộc đời của họ
Ở Bắc Hà, Trịnh Sâm tiên phong dẹp loạn các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật, Phạm Ngô Cầu, đề xướng cải cách cấp tiền thóc phát chẩn cho dân nghèo, làm lại sổ hộ tịch, bổ dụng các đại thần có tài. Năm 1774, cuộc viễn chinh của tướng Ngũ Phúc đã đánh thẳng đầu não của họ Nguyễn ở Phú Xuân, lần đầu tiên sau hơn 200 năm, quân Trịnh đã phá được lũy Trường Dực, chúa Nguyễn chạy bán xới vào Gia Định
Ở Nam Hà, Nguyễn Phúc Khoát tiến đánh Chân Lạp 2 lần đại thắng, thanh trừng các phần tử thân Xiêm, buộc Chân Lạp phải thần phục tuyệt đối, nhiều lần đụng độ quân Xiêm trên lãnh thổ Chân Lạp, trở thành đối trọng với vua Taksin của Xiêm. Năm 1757, Nguyễn Cư Trinh hoàn thành công cuộc Nam tiến, đến tận Cà Mau, định hình lãnh thổ nước Việt như ngày nay.
2. Công thành danh toại sinh ra chính sự suy đồi
Ở Bắc Hà, sai lầm đầu tiên Trịnh Sâm ra lệnh tử hình thắt cổ thái tử Duy Vỹ, một câu chuyện bi thảm ai oán nhất trong lịch sử, với một bản cáo trạng không thể mơ hồ hơn, như kiểu Tần Cối mặc tu hữu giết Nhạc Phi. Kể từ thời khắc đó, lòng dân bắt đầu mất niềm tin vào họ Trịnh
Trịnh Sâm bị bệnh trĩ, trở nên u mê hồ đồ suốt ngày nằm một chỗ. Hoàng Đình Bảo tư thông cấu kết với Đặng Thị Huệ làm ô uế cung cấm. trong nước gặp cảnh hạn hán, mất mùa, dân bị đói, giá gạo cao, mà ruộng chiêm thì khô nẻ, công việc làm ruộng không được tiện lợi. Người sang trọng phải nhòm từng cửa để xin làm thuê hoặc vay mượn mà cũng không đắt, họ hợp nhau ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, nhân dân không được yên nghiệp làm ăn. Lê Quý Đôn với Phạm Huy Đĩnh cấu kết với nhau xét ngạch tô thuế, tịch thu ruộng có nguồn gốc “ bất hợp pháp”, đánh thuê rất nặng, dân chúng ca thán vang trời
Ở Nam Hà, Nguyễn Phúc Khoát cũng say mê tửu sắc, tin dùng gian thần Trương Phúc Loan, cuối cùng bị Loan dắt mũi cho vào màn kịch loạn luận với thím mình. Và sản phẩm chiến tích của câu chuyện đó chính là Định vương Nguyễn Phúc Thuần.
Tính hình dân chính Nam Hà cũng chẳng tốt đẹp hơn Bắc Hà là mấy. Chính sự họ Nguyễn cuối thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan cấp dưới lạm thu để tham nhũng khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước. Trong khi đó, Trương Phúc Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân. Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề, cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền chúa Nguyễn càng càng suy yếu đi. Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết Ở Đàng Trong, từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…
3. Gian thần lộng hành, phế trưởng lập thứ và dấu chấm hết.
Nếu ở Bắc Hà có Hoàng Đình Bảo thì ở Nam Hà có Trương Phúc Loan. Sau khi Trịnh Tông phát động binh biến Canh Tý thất bại, Hoàng Đình Bảo lật kèo sai người hãm hại giam cầm Trịnh Tông, mưu đồ với Đặng Thị Huệ sau khi Trịnh Sâm chết đưa Trịnh Cán lên ngôi sẽ xử quyết Tông và mẹ là Dương Ngọc Hoan một thể. Trước đó, thì Trịnh Sâm đã chính thức ra sắc chỉ phế truất Trịnh Tông mà lập Trịnh Cán lên ngôi. Thậm chí Trịnh Sâm còn nói, nếu bệnh của Cán không khỏi, thì thà trả lại ngôi chúa cho dòng bác tức quận Côn Trịnh Bồng, con của Trịnh Giang chứ quyết không lập Tông thằng con bất hiếu.
Ở Nam Hà, Nguyễn Phúc Khoát ốm nặng lại thường xuyên bị Trương Phúc Loan rỉ tai xàm tấu, nên bắt đầu có phế Nguyễn Phúc Luân ( cha của Nguyễn Ánh) mà lập con nhỏ là Nguyễn Phúc Thuần, Nhưng việc chưa chết thì chúa đã băng. Loan thừa thế sửa di chiếu, cho người sát hại Nguyễn Phúc Luân, lập Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa. Chính quyền chúa Nguyễn lụn bại tận gốc
Dấu chấm hết ở đây là gì, chắc mọi người đều biết, một thời gian sau quân Tây Sơn khởi nguồn từ Tây Nguyên và Bình Định vác quân ra phang cả hai nhà, giết cả hai chúa Trịnh Tông và Nguyễn Phúc Thuần.

FB_IMG_1569640578397.jpg Trịnh Sâm

FB_IMG_1569640582251.jpg
Nguyễn Phúc Khoát

Bài và ảnh của Lại Nhật Quang
 
Top Bottom