định luật về công

M

mr_phamduong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có thắc mắc nho nhỏ:
-Công để nâng một vật lên cao một độ cao nhất định, có thay đổi không khi lực kéo thay đổi?
Ví dụ:
công để nâng hòn đá 2kg lên độ cao 2m, có thay đổi không khi lực kéo là 20N và 30N?
thanks mọi người trước!!:):):):)
 
C

cry_with_me

mình vẫn hơi đơ đơ ở câu hỏi của bạn

nhưng bạn cứ hình dung 1 người đang kéo nước từ giếng ý

đang kéo nhanh nhưng mệt quá kéo chậm lại :)
 
M

mr_phamduong

ý mình là thế này:
công 1 để nâng hòn đá 2kg lên độ cao 2m với lực 20N
công 2 để nâng hòn đá 2kg lên độ cao 2m với lực 30N
vậy công 1 và công 2 có bằng nhau không ?
 
C

cry_with_me

100% là khác nhau bạn ạ

:D, để cm thì bạn tính công của nó ra,

với $A_1 = F.s = 20.2 = 40$ (J)

$A_2 = F.s = 30.2 = 60$ (J)

~> $A_2 > A_1$
:)
cái này chỉ là cm sơ sài, còn hiểu sâu bạn có thể tìm hiểu chương trình lí lớp 10
 
Last edited by a moderator:
M

mr_phamduong

Mình vẫn chưa hiểu lắm về vấn đề này, giúp mình bài này nhe:

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.

a, Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

b,Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
 
M

mr_phamduong

Mình không hiểu tại sao lực tác dụng khi nâng vật lên theo phương thẳng đứng lại là 500N mà không phải là lực lớn hơn????
 
V

vutham179

cái cơ bản của em là 2 trường hợp đó có cùng một vị trí hay không? nếu cùng thì A1 = A2 nếu khác thì không bằng
 
T

thaonguyen25

Không đâu bạn à,ta có công thức :A=F.s
F trong trường hợp này là bằng trọng lượng của hòn đá,tức là 200 N.
s thì rõ ràng không thay đổi rồi,là 2m
Như vậy dùng lực kéo có thể nào chăng nữa,thì công để nâng hòn đá lên luôn luôn là 200.2=400(J)
 
T

tathivanchung

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.

a, Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

b,Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
-----Lời giải
a, Công để nâng vật theo phương thẳng đứng là: A1=P.s=10m.s=500.2=1000(J)
Công để nâng vật bằng mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát là: A2=F.h=125h(J)
Theo định luật về công ta có: A1=A2
\Leftrightarrow 1000=125h
\Leftrightarrow h=8(m)
b, Công có ích để nâng vật là: A1=1000(J) {ở phần a}
Công toàn phần để nâng vật là: A3=150h=150.8=1200(J)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là: [tex]H=\frac{A1}{A3}%=\frac{1000}{1200}%=83,33%[/tex]
 
Top Bottom