Câu hỏi đâu ọo
------------ Anh đã cập nhật nhen em.
#H.Bừn
Nito trong không khí:
+ Dạng tồn tại: Nito phân tử ( N2, NO2, NO)
+ Dạng nito cây hấp thụ được: NH3
+ Quá trình chuyển hóa Nito: Nhờ nhóm VSV tiết enzim nitrogenaza để chuyển hóa Nito dạng phân tử thành NH3 - Nito trong đất:
+ Dạng tồn tại: Tồn tại ở 2 dạng Nito khoáng ( NH4+ và NO-) và Nito hữu cơ ( trong xác sinh vật )
+ Dạng nito cây hấp thụ được: NH4+ và NO3-
+ Quá trình chuyển hóa Nito: Các VSV khoáng hóa biến Nito hữu cơ thành Nito khoáng
- Cây không hấp thụ được nitơ phân tử
- Nitơ phân tử sau khi được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.
- Nitơ ở dạng NO và NO2 trong không khí là độc với thực vật
Con đường chuyển hóa diễn ra theo 2 giai đoạn:
- Amôn hóa là quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành amôni (NH4+) nhờ vi khuẩn amôn hóa:
- Qúa trình nitrat hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng nitơ ôxi hóa (NH4+) sang dạng nitơ khử là NO3- nhờ vi khuẩn nitrat hóa.
Nito đất
Tồn tại ở 2 dạng: nitơ khoáng trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
- Cây chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH4+ và NO3-
- Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải được vi sinh vật đất khoáng hóa thành NH4+ và NO3-
- Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3 gọi là quá trình cố định nitơ
- Trong tự nhiên, hoạt động của nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị lấy đi.
- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm : vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
[TBODY]
[/TBODY]
Còn câu hỏi gì cần hỏi hoặc thắc mắc gì cứ trao đổi với anh chị nha
Chúc e học tốt !!!