Sử 10 Điều kiện lịch sử

Lý Kim Hà

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng ba 2022
8
12
6
18
Kiên Giang

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỷ 19
Năm 1884, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước pa-tơ-nốt, chính thức công nhận quyền thống trị của Pháp ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp, nhân dân ta phải chịu cuộc sống cực khổ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và tay sai trở nên sâu sắc. Độc lập tự do và khát vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của lịch sử
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến đã bao trùm nền kinh tế Việt Nam ,nền kinh tế mang đặc điểm của nền kinh tế tự cung, tự cấp
Xã hội Việt Nam lúc đó có hai giai cấp cơ bản: giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Thực dân pháp sử dụng hai giai cấp địa chủ phong kiến trong bộ máy tay sai. Trong nội bộ triều đình Huế đã hình thành hai phe phe chủ chiến và phe chú Hòa. Bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước đã đứng ra nhận trách nhiệm trước sự nghiệp giải phóng đất nước
Ở thời điểm này, hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại, chi phối các khuynh hướng cứu nước lúc đó. Bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước đã sử dụng hệ tư tưởng phong kiến làm vũ khí chống Pháp. Tuy nhiên những người yêu nước trong giai cấp nông dân cũng chịu tác động của tư tưởng này
Phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19
Từ giữa năm 1885, sau khi nhà
=>Nhận xét
Nhìn chung phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX là những phong trào đấu tranh, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến
Thất bại của phong trào này đã khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến nước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cùng chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công, gió đỏ độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
Mặc dù thất bại, xong các phong trào đó đã đánh dấu một mốc son trong trang sử chống ngoại xâm của dân tộc và đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu các phong trào đó cũng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam tạo thành động lực cho những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ 20, đi tìm một chân lý cứu nước mới
*Điều kiện lịch sử thử ở Việt Nam đầu thế kỷ 20
Cho đến năm 1896 cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê phong trào Cần Vương thất bại. Thất bại đó cùng chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các văn thân. Sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến. Trong hoàn cảnh đó, những người yêu nước Việt Nam cần phải đi tìm một chân lý của nước mới
Năm 1897, thực dân Pháp bắt tay vào Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên toàn Đông Dương. Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, bị biến thành nơi cung cấp sức người sức của rẻ mặt cho tư bản Pháp. Tuy nhiên, Công cuộc khai thác của thực dân Pháp đã nảy sinh ra nhiều nhân tố mới, ngoài ý muốn chúng. Ở Việt Nam ,đầu thế kỷ 20, đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
Cho tác động của chính sách khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự biến động. Bên cạnh giai cấp địa chủ và nông dân đang phân hoá, các giai cấp mới bắt đầu ra đời. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời những con trong giai đoạn từ phát tư sản và tiểu tư sản cũng xuất hiện cùng với sự nảy sinh của các nhân tố mới, xong vẫn chưa trở thành một giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy các tầng lớp xã hội này, cùng với các bộ phận chỉ phu đang trên con đường tư sản hóa đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận những luồng tư tưởng cách mạng mới để xây lên một cuộc vận động yêu nước mới tiến bộ mang màu sắc dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỷ 20
Cuối thế kỷ 19, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra sự lỗi thời trước sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rửa lúc đó, một trào lưu tư tưởng cách mạng mang ý thức hệ tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu thâm nhập mạnh mẽ và Việt Nam. Đang lúc bế tắc, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản. Họ cổ súy cho"Văn Minh Tân học"và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế chính trị tư tưởng văn hóa
=>Nhận xét
Các Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về phương pháp và cách thức hoạt động nhưng đều có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước đều nhằm vào mục tiêu cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi hệ tư tưởng dân chủ tư sản
Thất bại của phong trào này đã khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra
Như vậy, cho đến đầu thế kỷ 20 phong trào yêu nước Việt Nam tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo chính trong bối cảnh lịch sử đó Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc

Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
 
Solution
Top Bottom