Vật lí 11 Điện trường

Hồng Vânn

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng mười một 2018
1,148
3,416
441
20
Thanh Hóa
Sao Hoả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Tại 2 điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt 2 điện tích q1 = 4.10^(-6) C, q2 = -6,4.10^(-6) C. Xác định cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 12 cm; BC = 16 cm. Xác định lực điện trường tác dụng lên q3 = -5.10^(-8)C đặt tại C.
Bài 2: Hai điện tích q1 = q2 = q >0 đặt tại A và B trong không khí. cho biết AB = 2a
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm M trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn h.
b. Định h để EM cực đại. Tính giá trị cực đại này.
Bài 3: Hai điện tích +q và –q (q>0) đặt tại hai điểm A và B với AB = 2a. M là một điểm nằm trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn x.
a. Xác định vectơ cường độ điện trường tại M
b. Xác định x để cường độ điện trường tại M cực đại, tính giá trị đó.
@Death Game
 
  • Like
Reactions: Pyrit

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,578
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Bài 1: Tại 2 điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt 2 điện tích q1 = 4.10^(-6) C, q2 = -6,4.10^(-6) C. Xác định cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 12 cm; BC = 16 cm. Xác định lực điện trường tác dụng lên q3 = -5.10^(-8)C đặt tại C.
Bài 2: Hai điện tích q1 = q2 = q >0 đặt tại A và B trong không khí. cho biết AB = 2a
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm M trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn h.
b. Định h để EM cực đại. Tính giá trị cực đại này.
Bài 3: Hai điện tích +q và –q (q>0) đặt tại hai điểm A và B với AB = 2a. M là một điểm nằm trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn x.
a. Xác định vectơ cường độ điện trường tại M
b. Xác định x để cường độ điện trường tại M cực đại, tính giá trị đó.
@Death Game
1/
Xét tam giác ABC: [tex]AC^2+BC^2=AB^2[/tex]
=> tam giác ABC vuông tại C
upload_2021-7-20_20-56-0.png
Đổi các độ dài AC,BC về đơn vị mét nhé
- Cường độ điện trường do q1,q2 gây ra tại C có độ lớn lần lượt là:
[tex]E1=\frac{k.q1}{AC^2}=....V/m[/tex]
[tex]E1=\frac{k.|q2|}{BC^2}=....V/m[/tex]
- Cường độ điện trường tổng hợp tại C có độ lớn là:
[tex]E=\sqrt{E1^2+E2^2}=..........V/m[/tex]
- Lực điện trường do q1,q2 tác dụng lên q3 có độ lớn lần lượt là:
[tex]F13=\frac{k.|q1.q3|}{AC^2}=.......N[/tex]
[tex]F23=\frac{k.|q2.q3|}{BC^2}=.......N[/tex]
- Lực điện trường tổng hợp tác dụng lên q3 có độ lớn là
[tex]F3=\sqrt{F13^2+F23^2}=..........N[/tex]
2/
upload_2021-7-20_21-0-56.png
a/
Độ lớn cường độ điện trường do 2 điện tích tại A,B gây ra tại M là:
[tex]Ea=Eb=\frac{k.q}{AM^2}=\frac{kq}{a^2+h^2}[/tex]
b/ Gọi x là góc hợp bởi vecto Eb và Em
[tex]cosx = \frac{h}{\sqrt{a^2+h^2}}[/tex]
Độ lớn cường độ điện trường tại M:
[tex]Em=2.Ea.cosx=2.\frac{kq}{a^2+h^2}.\frac{h}{\sqrt{a^2+h^2}}=\frac{2kqh}{(\sqrt{a^2+h^2})^3}= \frac{2kqh}{(\sqrt{(a^2/2) + (a^2/2)+h^2})^3}[/tex]
Bất đẳng thức cô si cho 3 số dương ta có:
[tex]\frac{a^2}{2}+\frac{a^2}{2}+h^2\geq 3\sqrt[3]{\frac{a^2}{2}.\frac{a^2}{2}.h^2}=3\sqrt[3]{\frac{a^4.h^2}{4}}=> \sqrt{(a^2+h^2)^3}\geq \sqrt{(3.\sqrt[3]{\frac{a^4.h^2}{4}})^3}=\sqrt{27}.h.\frac{a^2}{2}[/tex]
=> [tex]Em\leq \frac{2kqh}{\sqrt{27}.h.\frac{a^2}{2}}=\frac{4kq}{\sqrt{27.a^2}}[/tex]
dấu "=" xảy ra khi
[tex]h^2= \frac{a^2}{2}=>h=\frac{a}{\sqrt{2}}[/tex]
3/
upload_2021-7-20_21-36-19.png
Đặt góc AMB = y như hình
làm tương tự bài trên thôi nhé
Khác 1 chút là góc giữa Ea,Eb là 180-y
tính y theo hệ thức lượng trong tam giác vuông
=> Em theo định lí hàm số cos:
[tex]Em^2=Ea^2+Eb^2+2.Ea.Eb.cos(180-y)[/tex]
 
  • Like
Reactions: Hồng Vânn
Top Bottom