Đổi: [imath]a=10cm=0,1m[/imath]
Vì tính đối xứng nên lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích có độ lớn bằng nhau.
Xét điện tích [imath]q_2[/imath]
Lực điện do [imath]q_1[/imath] tác dụng lên [imath]q_2[/imath] có độ lớn là:
[imath]F_{12}=\dfrac{9.10^{9}.q1.q2}{a^2}=\dfrac{9.10^{9}.(10^{-6})^2}{0,1^2}=0,9N[/imath]
Lực điện do [imath]q_3[/imath] tác dụng lên [imath]q_2[/imath] có độ lớn là:
[imath]F_{32}=\dfrac{9.10^{9}.q2.q3}{a^2}=\dfrac{9.10^{9}.(10^{-6})^2}{0,1^2}=0,9N[/imath]
Lực điện tổng hợp tác dụng lên [imath]q_2[/imath] là:
Áp dụng định lí hàm số cos:
[imath]F_2=\sqrt[]{F_{12}^2+F_{32}^2+2.F_{12}.F_{32}.cos60^o}=\dfrac{9\sqrt[]{3}}{10}\approx 1,56 N[/imath]
Bạn xem lại đáp án đề ra xem có gì sai sót không giúp mình nhé chứ cách giải và tính toán như mình làm ra ở trên nhé.
Câu 56:
Đổi: [imath]a=10cm = 0,1m[/imath]
Không mất tính tổng quát, giả sử [imath]q>0[/imath]
Để hệ cân bằng thì các lực đồng phẳng, điện tích thứ tư [imath]q_0[/imath] phải trái dấu với [imath]q[/imath], hay [imath]q_0[/imath] mang điện âm ,[imath]q_0[/imath] đặt tại tâm tam giác, các lực tác dụng lên điện tích tại các đỉnh bằng [imath]0[/imath].
Xét điện tích [imath]q_2[/imath]:
Lực điện do [imath]q_1[/imath] tác dụng lên [imath]q_2[/imath] có độ lớn là:
[imath]F_{12}=\dfrac{k.q1.q2}{a^2}=\dfrac{kq^2}{a^2}[/imath]
Lực điện do [imath]q_3[/imath] tác dụng lên [imath]q_2[/imath] có độ lớn là:
[imath]F_{32}=\dfrac{k.q3.q2}{a^2}=\dfrac{kq^2}{a^2}[/imath]
Hợp lực [imath]2[/imath] lực này có độ lớn là:
Áp dụng định lí hàm số [imath]\cos[/imath] :
[imath]F_2=\sqrt[]{F_{12}^2+F_{32}^2+2.F_{12}.F_{32}cos60^o}=\sqrt[]{3}\dfrac{kq^2}{a^2}[/imath]
Lực điện do [imath]q_0[/imath] tác dụng lên [imath]q_2[/imath] có độ lớn là:
[imath]F_{02}=\dfrac{k.|q_{0}.q_2|}{\left(\dfrac{a}{\sqrt[]{3}}\right)^2}=\dfrac{-3k.q_0.q_2}{a^2}=\dfrac{-3k.q_0.q}{a^2}[/imath]
Hệ cân bằng nên:
[imath]F_{02}=F_2 \Rightarrow q_0=\dfrac{-q}{\sqrt[]{3}}[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]