điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

H

hai_nguyen_198

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có mấy câu hỏi trong bài này, các bạn cùng thảo luận nha
1. Điện thế nghỉ chỉ đo được với những điều kiện như thế nào?
2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ ? tại sao K+ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì điện thế nghỉ
3. So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin?
4. Vì sao sự dẫn truyền điện thế hoạt động trên dây thần kinh có bao myelin theo lối nhảy cóc?
5. XUng thần kinh được truyền trên sợi trục theo nguyên tắc nào?
6. Trình bày vai trò của bơm Na – K.
 
H

hardyboywwe

Điẹn thế nghỉ

1. Cách đo điện thế nghỉ trên nơron:
- Dùng 2 vi điện cực nối với 1 điện kế cực nhạy.
Đặt 1 điện cực gần mặt ngoài của màng nơron.
Điện cực thứ 2 đâm xuyên qua màng vào trong tế bào, gần mặt trong của màng.
* Kim điện kế lệch đi 1 khoảng chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng.

2. Khái niệm:
Điện thế nghỉ là khi ở trạng thái không bị kích thích, mặt trong màng nơron tích điện (-), mặt ngoài màng tích điện (+).
Trị số điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh mực ống là: -70 mV


3. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
Do 3 yếu tố sau đây:
+ Sự phân bố ion không đều 2 bên màng tế bào.
+ Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion (Thể hiện qua cổng ion mở hay đóng).
Màng tế bào có tính thấm cao đối với ion K+, nên ion K+ di chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
+ Bơm Na-K giúp duy trì nồng độ ion K+ bên trong tế bào luôn cao hơn trong dịch ngoại bào (Cứ 3 ion Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô thì có 2 ion K+ được chuyển trở lại dịch bào).

Điện thế hoạt động
1. Khái niệm:
Khi bị kích thích tới ngưỡng, tính thấm của màng bị thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.
Cửa Na+ mở trong khoảnh khắc (1ms) Na+ tràn ồ ạt qua màng vào dịch bào gây mất phân cực rồi đảo cực: Trong tích điện (+) ; ngoài tích điện (-)
Tiếp sau đó cửa K+ mở K+ tràn qua màng ra ngoài gây tái phân cực: Trong tích điện (-) ; ngoài tích điện (+).
Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (Xung thần kinh).
Lập lại trật tự ban đầu bằng cách phân phối lại ion Na+ và K+ giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na-K.
 
Top Bottom