- 28 Tháng sáu 2020
- 287
- 380
- 81
- 18
- Hà Tĩnh
- Trường THCS Minh Lạc


ĐIỆN HỌC
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC.
1. Định luật Ohm cho đoạn mạch.
-) [imath]I=\dfrac{U}{R}[/imath].
Với:
+) [imath]I[/imath]: cường độ dòng điện [imath](A)[/imath].
+) [imath]U[/imath]: hiệu điện thế [imath](V)[/imath].
+) [imath]R[/imath]: điện trở [imath](\Omega)[/imath].
2. Công thức điện trở.
-) [imath]R=\rho \dfrac{l}{S}[/imath].
Với:
+) [imath]l[/imath]: chiều dài dây dẫn [imath](m)[/imath].
+) [imath]S[/imath]: tiết diện dây dẫn [imath](m^{2})[/imath].
+) [imath]\rho[/imath]: điện trở suất [imath](\Omega.m)[/imath].
3. Định luật Ohm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp.
+) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp:[imath]I=I_{1}=I_{2}=I_{3}=...........+I_{n}[/imath]
+) Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp:
[imath]U=U_{1}+U_{2}+U_{3}+.............+U_{n}[/imath]
+) Điện trở toàn phần của đoạn mạch nối tiếp:
[imath]R=R_{1}+R_{2}+R_{3}+.............R_{n}[/imath]
4. Định luật Ohm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song.
+) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song:[imath]I=I_{1}+I_{2}+I_{3}+...........+I_{n}[/imath]
+) Hiệu điện thế trong đoạn mạch song song:
[imath]U=U_{1}=U_{2}=U_{3}=.........=U_{n}[/imath]
+) Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:
[imath]\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}}+\dfrac{1}{R_{3}}+.......+\dfrac{1}{R_{n}}[/imath]
*Chú ý:
+) Nếu chỉ có hai điện trở [imath]R_{1}[/imath] và [imath]R_{2}[/imath] mắc song song:
[imath]\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}}[/imath] hay [imath]R=\dfrac{R_{1}.R_{2}}{R_{1}+R_{2}}[/imath]
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Dạng 1: Tính các giá trị khi biết giá trị điện trở.
Bài 1:Cho mạch điện như hình vẽ. [imath]U=18V; R_{1}=12\Omega; R_{2}=6\Omega; R_{3}=12\Omega[/imath]. Các ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm số chỉ các ampe kế. | ![]() |
Lời giải:
+) Điện trở [imath]R_{12}[/imath]: [imath]R_{12}=R_{1}+R_{2}=12+6=18\Omega[/imath].
+) Điện trở tương đương: [imath]R_{tđ}=\dfrac{R_{12}.R_{3}}{R_{12}+R_{3}}=\dfrac{18.12}{18+12}=7,2\Omega[/imath].
+) [imath]I_{A}=I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{18}{7,2}=2,5A[/imath]
+) [imath]I_{A_{1}}=I_{12}=\dfrac{U}{R_{12}}=\dfrac{18}{18}=1A[/imath]
+) [imath]I_{A_{2}}=I_{3}=\dfrac{U}{R_{3}}=\dfrac{18}{12}=1,5A[/imath]
Bài 2:
Cho mạch điện như hình vẽ: [imath]U=6V;R_{1}=6\Omega; R_{3}=4\Omega[/imath]. Cường độ dòng điện mạch chính là [imath]I=1A[/imath]. Tính [imath]R_{2}[/imath]. | ![]() |
Lời giải:
+) [imath]U_{3}=I_{3}.R_{3}=I.R_{3}=1.4=4V[/imath]
+) [imath]U_{12}=U-U_{3}=6-4=2V[/imath]
+) [imath]I_{1}=\dfrac{U_{12}}{R_{1}}=\dfrac{2}{6}=\dfrac{1}{3}A[/imath]
+) [imath]I_{2}=I-I_{1}=1-\dfrac{1}{3}=\dfrac{2}{3}A[/imath]
+) Điện trở [imath]R_{2}[/imath]: [imath]R_{2}=\dfrac{U_{12}}{I_{2}}=\dfrac{2}{\dfrac{2}{3}}=3\Omega[/imath]
Bài 3:
Lời giải:
+) [imath]R_{234}=R_{2}+R_{3}+R_{4}=3+5+4=12\Omega[/imath]
+) [imath]R_{CD}=\dfrac{R_{234}.R_{5}}{R_{234}+R_{5}}=\dfrac{12.6}{12+6}=4\Omega[/imath]
+) [imath]R_{1CD6}=R_{1}+R_{CD}+R_{6}=8+4+12=24\Omega[/imath]
+) [imath]R_{tđ}=\dfrac{R_{1CD6}.R_{7}}{R_{1CD6}+R_{7}}=\dfrac{24.24}{24+24}=12\Omega[/imath]
+) Hiệu điện thế [imath]U[/imath]: [imath]U=I.R_{tđ}=1.12=12V[/imath]
+) [imath]I_{CD}=\dfrac{U}{R_{1CD6}}=\dfrac{12}{24}=0,5A[/imath]
+) [imath]U_{CD}=I_{CD}.R_{CD}=0,5.4=2V[/imath]
+) [imath]I_{3}=\dfrac{U_{CD}}{R_{234}}=\dfrac{2}{12}=\dfrac{1}{6}A[/imath]
+) [imath]U_{3}=I_{3}.R_{3}=\dfrac{1}{6}.5=\dfrac{5}{6}V[/imath]
Bài 4:Lời giải:
a) Khi: [imath]K_{1}[/imath] mở, [imath]K_{2}[/imath] đóng mạch điện chỉ có [imath]R_{1}[/imath].
+) Khi đó: [imath]I_{A}=I_{A_{2}}=\dfrac{U}{R_{1}}=\dfrac{6}{4}=1,5A[/imath]
+) [imath]I_{A_{1}}=0[/imath]
b) Khi: [imath]K_{1}[/imath] đóng, [imath]K_{2}[/imath] mở mạch điện chỉ có [imath]R_{3}[/imath].
+) Khi đó: [imath]I_{A}=I_{A_{1}}=\dfrac{U}{R_{3}}=\dfrac{6}{12}=0,5A[/imath]
+) [imath]I_{A_{2}}=0[/imath]
c) Khi: [imath]K_{1}[/imath] và [imath]K_{2}[/imath] đều mở ta có mạch điện [imath]R_{1}ntR_{2}ntR_{3}[/imath].
+) [imath]R_{tđ}=R_{1}+R_{2}+R_{3}=4+6+12=22\Omega[/imath]
+) [imath]I_{A}=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{6}{22}=\dfrac{3}{11}A[/imath]
+) [imath]I_{A_{1}}=I_{A_{2}}=0[/imath]
d) Khi: [imath]K_{1}[/imath] và [imath]K_{2}[/imath] đều đóng ta có mạch điện [imath]R_{1}//R_{2}//R_{3}[/imath].
+) [imath]I_{1}=\dfrac{U}{R_{1}}=\dfrac{6}{4}=1,5A[/imath]
+) [imath]I_{2}=\dfrac{U}{R_{2}}=\dfrac{6}{6}=1A[/imath]
+) [imath]I_{3}=\dfrac{U}{R_{3}}=\dfrac{6}{12}=0,5A[/imath]
+) [imath]I_{A_{1}}=I_{2}+I_{3}=1+0,5=1,5A[/imath]
+) [imath]I_{A_{2}}=I_{1}+I_{2}=1,5+1=2,5A[/imath]
+) [imath]I_{A}=I_{1}+I_{2}+I_{3}=1,5+1+0,5=3A[/imath]
Bài 5:
Lời giải:
a) +) Ta có mạch điện: [imath][( R_{2} nt R_{3} ) // (R_{4 } nt R_{5})]nt R_{1}[/imath].
+) [imath]R_{23}=R_{2}+R_{3}=20+40=60\Omega[/imath]
+) [imath]R_{45}=R_{4}+R_{5}=20+40=60\Omega[/imath]
+) [imath]R_{MN}=\dfrac{R_{23}.R_{45}}{R_{23}+R_{45}}=\dfrac{60.60}{60+60}=30\Omega[/imath]
+) [imath]R_{tđ}=R_{1}+R_{MN}=10+30=40\Omega[/imath]
+) [imath]I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{60}{40}=1,5A[/imath]
+) [imath]U_{MN}=I.R_{MN}=1,5.30=45V[/imath]
+) [imath]I_{23}=\dfrac{U_{MN}}{R_{23}}=\dfrac{45}{60}=0,75A=I_{45}[/imath] vì cùng hiệu điện thế và cùng điện trở tương đương.
+) [imath]U_{2}=I_{2}.R_{2}=0,75.20=15V[/imath]
+) [imath]U_{4}=I_{4}.R_{2}=0,75.40=30V[/imath]
+) [imath]U_{V}=U_{4}-U_{2}=30-15=15V[/imath]
b) +)Ta có: [imath]\begin{cases} U_{4}=U_{2}+U_{đ} \\ U_{3}=U_{5}+U_{đ}\end{cases}[/imath]
[imath]\Rightarrow \begin{cases} I_{4}R_{4}=I_{đ}R_{đ}+I_{2}R_{2} \\ I_{3}R_{3}=I_{đ}R_{đ}+I_{5}R_{5} \end{cases} (*)[/imath]
Mà [imath]R_{3}=R_{4}[/imath] và [imath]R_{2}=R_{5}[/imath].
Giải hpt [imath](*)[/imath] ta có:
+) [imath](I_{3}-I_{4})R_{3}=(I_{5}-I_{2})R_{2}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow 2(I_{3}-I_{4})=I_{5}-I_{2} (1)[/imath]
+) Lại có: [imath]I_{2}+I_{4}=I_{3}+I_{5}=I (2)[/imath]
+) Từ [imath](1)(2)[/imath] [imath]\Rightarrow I_{3}=I_{4}[/imath] và [imath]I_{2}=I_{5}[/imath]
+) Do: [imath]I_{3}=I_{4}[/imath] và [imath]I_{2}=I_{5}[/imath]
+) Nên [imath]I=I_{2}+I_{3}[/imath]
+) [imath]U=U_{1}+U_{2}+U_{3}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow 6=R_{1}(I_{1}+I_{2})+I_{2}R_{2}+I_{3}R_{3}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow 6=3I_{2}+5I_{3} (3)[/imath]
+) Lại có: [imath]I_{2}-I_{3}=I_{đ}=0,4A (4)[/imath]
+) Từ [imath](3)(4)[/imath] [imath]\Rightarrow \begin{cases} I_{2}=1A=I_{5} \\ I_{3}=0,6A=I_{4} \end{cases}[/imath]
+) [imath]U_{4}=U_{2}+U_{đ}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow I_{4}R_{4}=I_{2}R_{2}+I_{đ}R_{đ}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow 0,6.40=1.20+0,4R_{đ}[/imath]
[imath]\Rightarrow R=10\Omega[/imath].
Hẹn gặp lại ở dạng 2 chắc chắn sẽ khó và hay hơn đó ^^
Tham khảo thêm tại: Chuyên đề điện học
Điện từ học
Last edited: