Quá trình diễn ra lần lượt theo các nấc (1) và (2) như trong phương trình của giangln.thanglong11a6. Tức là [TEX]Mg[/TEX] đưa hết [TEX]Fe^{3+}[/TEX] trong dung dịch xuống [TEX]Fe^{2+}[/TEX] rồi sau đó mới đưa tiếp về [TEX]Fe[/TEX].
Theo mỗi quá trình, khối lượng thanh Mg cũng thay đổi khác nhau, ở quá trình (1) Mg bị tan ra nhưng không có Fe bám vào, do đó, khối lượng của thanh bị giảm. Sau khi hết [TEX]Fe^{3+}[/TEX], xảy ra tiếp quá trình (2), lúc này Mg vẫn tiếp tục bị tan ra, nhưng Fe sinh ra lại bám vào, làm tăng dần khối lượng thanh.
peonimusha said:
Tớ muốn hỏi tại sao biết Fe(NO3)3 đã phản ứng hết?
Nếu [TEX]Fe^{3+}[/TEX] chưa hết thì phản ứng chỉ dừng lại ở quá trình(1) tức là chưa tạo ra Fe, khối lượng của thanh thậm chí còn nhỏ hơn cả khối lượng ban đầu.
Nếu bài này đề ra khối lượng thanh bị giảm so với ban đầu thì phải xét 2 trường hợp:
1. Phản ứng chỉ xảy ra ở nấc 1
2. Phản ứng xảy ra hết nấc 1 và đang ở nấc 2
biettuot_nghiadan said:
chỉ có những chất khử yếu hoặc trung bình như Cu, Fe mới đưa về Fe2+. bài này giải bảo toàn e là đúng nhất
Sở dĩ Cu, Fe chỉ đưa [TEX]Fe^{3+}[/TEX] về [TEX]Fe^{2+}[/TEX] là do không thể thực hiện tiếp quá trình thứ (2) vì yếu hơn(hoặc =) Fe. Còn Mg thì đứng trước Fe trong dãy điện hoá nên vẫn còn có thể thực hiện.