Địa 12 Địa Lý Tỉnh Hưng Yên .

T

thanhhung762211

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1. Vị trí và lãnh thổ
Với diện tích 923,1 km2(năm 2004) Hưng Yên là một tỉnh nhỏ nằm giữa Đồng bằng sông Hồng. Đây là một phần của đồng bằng châu thổ, không có đồi núi và rừng rú. Khi trời nắng, không mây che, chỉ thấy mờ mờ đằng xa những núi ở tỉnh Hà Nam và tỉnh Hà Tây, còn các dãy núi về phía Đông Triều và Bắc Hải Dương thì không trông thấy vì quá xa.
Phía Bắc, Hưng Yên giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, địa giới dài 16km; phía tây bắc, giáp huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội), địa giới ngoằn ngoèo dài 20 km. Phía Bắc và tây bắc không còn ranh giới tự nhiên. Phía Đông Hưng Yên giáp với tỉnh Hải Dương, địa giới dài 46 km: Đoạn Đông bắc, từ môn Mậu Lương (huyện Văn Lâm) đến Sa Lung (huyện Ân Thi) dài 12km không có ranh giới tự nhiên, bên kia là địa phận huyện Cẩm Giàng. Từ Sa Lung trở xuống, có sông đào Kẻ Sặt nối liền với sông Cửu An làm ranh giới giữa hai tỉnh: Đối diện với Bắc Ân Thi ( Hưng Yên) là huyện Bình Giang (Hải Dương) đối diện với Nam Ân Thi và Phù Cừ (Hưng Yên) là huyện Thanh Miện (Hải Dương), Phía Tây Hưng Yên giáp với Hà Nội, Hà Tây và Hà Nam, có sông Hồng làm ranh giới tự nhiên: cụ thể là tiếp giáp với các huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội ), Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây), Duy Tiên, và Lý Nhân (Hà Nam) phía Nam của Hưng Yên là tỉnh Thái Bình, ngăn cách bởi sông Luộc.
Nhìn chung, ba mặt đông, nam và tây của Hưng Yên đều có những con sông lớn, nhỏ, làm ranh giới tự nhiên. Còn về phía bắc do không có ranh giới tự nhiên nên từ xưa, địa giới về phía này hay biển đổi.
Hưng Yên nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội , nhất là với các huyện phía Bắc của tỉnh. Tuy nhiên Hưng Yên được bao bọc bởi các sông lớn về phía Đông và phía Nam, nên việc giao lưu bị hạn chế trong chừng mực nhất định do thiếu hệ thống cầu (đặc biệt trên sông Hồng). Quốc lộ 5 với tư cách như hành lang kinh tế , chỉ chạy qua một phần nhỏ lãnh thổ phía bắc. Điều đó dẫn đến góp phần sự phân hoá tương đối rõ rệt giữa các huyện phía bắc và phía nam của Hưng yên.
Nguồn : Sưu Tầm .
 
T

thanhhung762211

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình
Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình tương đối đơn điệu. Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông nam và không thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km.
Về phía bắc, nổi lên loại địa hình cao, có hình vòng cung đi từ đông bắc sang tây bắc rồi men theo phía tây, dọc sông Hồng, bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Lang, Khoái Châu. Đây là vùng đất cao trong đê, có độ cao tuyệt đối từ 4 đến 6m.
Liền kề với vùng đất cao và vùng đất thấp hơn, độ cao trung bình chừng 3m, phổ biến ở Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, nam Kinh Động, Tiên Lữ và kéo dài xuống phía Nam (như Phù Cừ). Độ cao ở đây chỉ còn 2 mét.
Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Với từng vùng cũng có sự phân hoá ít nhiều về địa hình. Vùng cao lại có chỗ trũng như ở Đại Hưng (Khoái Châu) và vùng thấp cũng có chỗ cao như ở Nhật Quang (Phù Cừ). Hiện nay, nhân dân tỉnh Hưng Yên đã xây dựng một màng lưới thuỷ lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt.
2. Khí hậu
Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hưng Yên có đầy đủ những nét chung của đồng bằng lớn này. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh.
Quy luật diễn biến số giờ trong năm phức tập. Tháng III nắng ít, tháng V và tháng VII nhiều nhất. Số giờ nắng bình quân 1730 giờ/năm.
Theo tài liệu khí tượng được theo dõi trong nhiều năm thì nhiệt độ trung bình hàng năm của Hưng Yên là 23,40, nhiệt độ cao nhất là 40,40 (tháng 6 - 1939) và tổng nhiệt độ trung bình năm là 8500 - 86000C.
Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130C. Về mùa hạ, nhiều lúc nhiệt độ lên rất cao làm lúa mùa đang trỗ bị nghẽn đòng, lúa ngậm sữa cũng bị hỏng.
Lượng mưa trung bình năm từ 1800- 2200mm. Lượng mưa lớn nhất trong mấy chục năm gần đây là 2889,9 mm (1928). Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung tới hơn 70% vào mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) dưới hình thức mưa giông (nhất là vào tháng VI, tháng VII). Mưa mùa này trút xuống đồng ruộng axit nitơric (HNO3) và amôniac (NH3) dưới hình thức đạm 2 lá (NH4NO3) rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô lạnh (từ tháng XI đến tháng IV năm su) có mưa phùn, do đó vụ đông cũng trở thành vụ chính, trồng được nhiều loại cây ngắn ngày.
Cùng với đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây - con có nguồn gốc nhiệt đới vàcận nhiệt. Tuy nhiên, khí hậu ở đây cũng có những mặt hạn chế, nhất là các tai biến thiên nhiên, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.
3. Thuỷ văn
Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, trong đó có sông Hồng, con sông lớn nhất miền bắc, chảy qua. Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải.
a. Sông Hồng
Sông Hồng chảy qua Hưng Yên theo hướng tây bắc - nam đông nam với chiều dài 67 km. Đây là đoạn sông lớn nhất của tỉnh Hưng Yên. Sông Hồng có chứa lượng phù sa khá lớn và chính vùng đất Hưng Yên cũng do dòng sông này bồi tụ nên. Về đến lãnh thổ Hưng Yên, sông Hồng chảy quanh có uốn khúc, tạo nên nhiều bãi bồi đất rộng (như Phú Cường, Hùng Cường thuộc huyện Kim Động).
Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Nó bắt đầu chảy vào địa phận Hưng Yên ở thôn Phi Liệt ( xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang), qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thị xã Hưng Yên từ Ung Lôi ( xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ).
Sông Hồng đã đem lại nguồn nước phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên. Nó còn là con đường thuỷ quan trọng nối tỉnh Hưng Yên với Hà Nội, thị xã Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình và Nam Định.
b. Sông Luộc
Sông Luộc là con sông lớn thứ hai chảy qua Hưng Yên, một nhánh lớn của sông Hồng, nằm vắt ngang phía Nam của tỉnh, gần như vuông góc với sông Hồng. Sông Luộc dài 70 km, rộng trung bình 200 mét, chảy qua địa phận Hưng Yên với độ dài 26 km. Theo sông Luộc, từ Hưng Yên đến Ninh Giang (Hải Dương) từ sông Luộc qua các hệ thống sông khác, có thể đến thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng.
c. Sông Kẻ Sặt
Chảy ở phía Đông của tỉnh, con sông này làm nên ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hải Dương, đoạn sông này dài 20 km từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tông Hoá - Phù Cừ. Nó có giá trị về mặt dẫn nước (khi có hạn) và tiêu nước khi có úng, vì nhận nước từ sông Thái Bình (cửa sông ở phía Nam thành phố Hải Dương) và xuôi chiều tiêu thuỷ ra sông Luộc. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi này, Hưng Yên đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi để điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trong phạm vi lãnh thỗ tỉnh Hưng Yên còn có các sông ngang dọc nối với nhau hình thành một mạng lưới dẫn thuỷ khắp từ bắc đến nam, như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ….
Ngoài nguồn nước mặn dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị.
4. Đất đai
Toàn tỉnh không có loại đất nào phát sinh và phát triển trên đá mẹ. Các loại đất tuy khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ. Gần hai rìa sông là đất cát, cát pha tầng dày, rồi tiếp đến là cát pha tầng mỏng hoặc đất thịt nhẹ, đi sâu vào trong đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng. Về đại thể, có thể chia thành hai vùng:
a. Vùng ngoài đê:
Đây là vùng đất phù sa trẻ nhất, hàng năm ít nhiều vẫn được phù sa bồi đắp. Vùng đất này nằm chủ yếu ở ngoài đê thuộc các huyện Văn Giang, Kim Động, Tiên Lữ. Ở vùng ngoài đê, có thể trồng màu xen canh, gối vụ liên tiếp, trừ mùa mưa lũ.
b. Vùng trong đê:
- Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu. Vùng này chiếm tỉ lệ 32 % diện tích đất canh tác của tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang , Kim Động, Văn Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào. Loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều mùn, thích hợp với việc trồng lúa các loại hoa màu và cây công nghiệp như mía, đay, dâu, lạc. Đây là vùng trồng lúa tốt nhất của tỉnh.
Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, glây trung bình hoặc mặn, ít chua. Chiếm 25% đất canh tác của tỉnh, loại đất này nằm ở miền trũng của các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Phù Cừ, Mỹ Hào. Đất thiếu không khí, quá trình hoá sét mạnh, có ảnh hưởng xấu đến cây trồng; phải cày sâu, bón phân nhiều khi trồng lúa.
Vùng cà chua và bí đỏ, có tầng sét dày, bao gồm diện tích đất đai còn lại của các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Yên Mỹ, Văn Lâm…. Đối với loại đất này, phải chống chua, chống glây hoá và cải tạo thành phần cơ giới để đưa vào sử dụng có hiệu quả trong nông nghiệp.
5. Sinh vật
Nằm giữa đồng bằng sông Hồng, lại được khai thác từ lâu đời nên Hưng Yên hầu như không còn thảm thực vật tự nhiên. Về giới động vật cũng tương tự như vậy. Các loài chim muông, cầm thú tự nhiên rất ít, ngoài những loài cáo, cò, cuốc, ngỗng trời…
6. Khoáng sản
Nhìn chung, Hưng Yên có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, song tài nguyên khoáng sản lại rất hạn chế. Ngay cả nguyên liệu thông thường như đá vôi cũng phải nhập ở tỉnh ngoài. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá của tỉnh.
 
T

thanhhung762211

III. Dân cư và lao động
1. Động lực dân số
Dân số của tỉnh Hưng Yên lên khá nhanh. Trước cách mạng tháng Tám (1945), số dân của tỉnh chỉ có 46.199 người. Năm 1954 tăng lên và đạt hơn 60 vạn người. Năm 1989 Hưng Yên có 95,8 vạn dân và đến năm 2004 là 1.120.300 người (trong đó nam giới chiếm gần 48.5 %, nữ giới hơn 51.5 %) Về số dân, Hưng Yên chiếm 6.3% dân số của đồng bằng sông Hồng (bao gồm 11 tỉnh, kể cả Bắc Ninh và Vĩnh Phúc), đứng trên Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam và chiếm 1.36% dân số cả nước.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hưng Yên trong những năm gần đây giảm xuống đáng kể. Nhờ những biện pháp đồng bộ và tích cực trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đến năm 1999 Hưng Yên hạ tỉ xuất sinh thô suống 19‰ (giảm gần 0.8 ‰ so với năm 1996). Trên cơ sở đó, tỉ suất tăng dân số tự nhiên giảm nhanh từ trên 2% vào những năm 80 xuống còn 1.14% trong thời kì 1989 - 1999 (so với mức bình quân của cả nước là 1.70%)
2. Nguồn lao động.
Hưng Yên là một tỉnh có dân số trẻ. Điều này thể hiện ở chỗ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 1/2 tổng số dân của tỉnh. Dân số trẻ nên nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng lao động hiện nay thể hiện nền kinh tế của tỉnh chưa thật phát triển. Lao động ở khu vực 1 ( nông - lâm - ngư nghiệp) là chủ yếu (hơn 75%), trong khi đó lao động ở khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) và khu vực 3 ( dịch vụ) còn hạn chế.
Chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp, năm 1999 số lao động đang tham gia sản xuất là 35.684 người. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 34.809 người (97.5% lao động công nghiệp), trong đó quốc doanh 5701 người, tập thể 1452 người, tư nhân 173 người, cá thể 27.180 người, hỗn hợp 303 người. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cón chiếm tỉ trọng nhỏ và mới thu hút được 875 lao động (2.5% lao động công nghiệp).
Ở Hưng Yên tỉ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật đã qua đào tạo tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước và của đồng bằng sông Hồng (16 % số lao động làm việc, năm 1995).
Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, từ những truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử cho đến những địa danh ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Người dân lao động cần cù, chịu khó với những nghề trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và những ngành nghề thủ công truyền thống…. Đây là một trong những thế mạnh quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.
Theo dự báo, số lao động sẽ tăng thêm 17 vạn người cho đến năm 2010 và thêm 33 vạn đến năm 2020. Như vậy, nguồn lao động dồi dào vừa là thế mạnh của tỉnh, đồng thời cũng là sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
3. Sự phân bố dân cư và đô thị hoá
Hưng Yên là một trong những tỉnh có mật độ dân số trù mật nhất ở đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2004, mật độ dân số của Hưng Yên là 1214 người/km2 chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và Bắc Ninh và gấp 4.88 lần mật độ trung bình của cả nước. Trong vòng 10 năm (1989- 1999), trên mỗi cây số vuông đã tăng thêm hơn 100 người (khoảng 1200 người/km2 - năm 1999 so với 1071 người/km2- năm 1989).
Nhìn chung, dân cư phân bố tương đối không đồng đều theo lãnh thổ. Điều này một phần được lí giải bởi đồng bằng châu thổ, lại được khai thác từ lâu đời và hiện nay nông nghiệp vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh.
Tuy vậy, sự phân bố dân cư ít nhiều cũng có sự phân hoá. Trừ thị xã Hưng Yên, nhìn chung, các huyện phía bắc dân cư tương đối đông đúc hơn các huyện phía Nam. Huyện có mật độ dân số thấp nhất trong cả tỉnh là huyện Phù Cừ (954 người/km2 - năm 1999).
Hưng Yên là một trong những tỉnh có trình độ đô thị hoá vào loại thấp nhất trong cả nước. Số điểm dân cư đô thị còn ít. Thị xã - thủ phủ của tỉnh cũng chưa đầy 4 vạn dân. Theo số liệu năm 2004, số dân thành thị của Hưng Yên mới chỉ đạt 11% dân số cả tỉnh, trong khi đó mức trung bình của đồng bằng sông Hồng là 23.8% và toàn quốc là 26.3%.
4. Giáo dục, y tế
Tuy nền kinh tế chưa thật phát triển, nhưng trong nhiều năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên rất được chú trọng. Nhìn chung, số lượng trường lớp, giáo viên và học sinh các cấp không ngừng tăng lên.
Tính đến 2004, về mẫu giáo của tỉnh có 1512 lớp học với 1669 giáo viên và 35.856 học sinh. Về giáo dục phổ thông, Hưng Yên có 336 trường tiểu học và trung học cơ sở, 49 trường trung học phổ thông cụ thể là đối với tiểu học có 3081 lớp, 4123 giáo viên và 89.157 học sinh; đối với trung học cơ sở có 2284 lớp, 4139 giáo viên và 98.504 học sinh ; đối với trung học phổ thông có 601 lớp, 1468 giáo viên và 43.479 học sinh.
Về giáo dục cao đẳng (dài hạn), hiện nay Hưng Yên có 466 giáo viên và 10.034 học sinh. Về đào tạo công nhân kĩ thuật, có 207 giáo viên và 4761 học sinh.
Để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trong tỉnh đã hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh với 14 cơ sở (bệnh viện, phòng khám, khu vực, điều dưỡng), 161 trạm y tế (xã, phường, xí nghiệp). Tính đến 2004 Hưng Yên có 405 bác sĩ, 585 y sĩ, 458 y tá và giường tại các bệnh viện, phòng khám, khu vực; 30 giường ở viện điều dưỡng và 805 giường ở các trạm y tế.
Nguồn Bài viết : Sưu tầm .
 
Top Bottom