Địa 11 Địa lý-Kinh tế 10 nước Đông Nam Á

R

rayno

(*)Miền Nam Thái Lan
Miền Nam Thái Lan là một vùng của Thái Lan, nối với miền Trung bởi eo đất Kra hẹp.
* Địa lý
Miền Nam Thái Lan tọa lạc ở bán đảo Malay, với diện tích khoảng 70.713 km², bao bọc phía Bắc bởi Eo đất Kra là phần hẹp nhất của bán đảo. Phần phía Tây là bờ biển dốc hơn, trong khi phía Đông là đồng bằng châu thổ chiếm ưu thế. Sông lớn nhất của phía Nam là Tapi, cùng với Phum Duang có lưu vực hơn 8.000 km², hơn 10% diện tích của Nam Thái Lan. Các sông nhỏ hơn bao gồm Pattani, Sông Saiburi, Krabi và Trang. Hồ lớn nhât của phía Nam là Hồ Songkhla (1.040 km²), hồ nhân tạo lớn nhất là Chiao Lan (đập Ratchaprapha) với 165 km² trong Vườn quốc gia Khao Sok.
* Các đơn vị hành chính
Miền Nam có 14 tỉnh
STT. Tên Tên Thái Người
1. Chumphon ชุมพร 478,956 8. Phuket ภูเก็ต 299.637
2. Krabi กระบี่ 402.559 9. Ranong ระนอง 181.888
3. Nakhon Si Thammarat นครศรีธรรมราช 1.509.378 10. Satun สตูล 281,126
4. Narathiwat นราธิวาส 706,620 11. Songkhla สงขลา 1,314,189
5. Pattani ปัตตานี 636,164 12. Surat Thani สุราษฎร์ธานี 959,089
6. Phang Nga พังงา 245,295 13. Trang ตรัง 607,078
7. Phatthalung พัทลุง 502,940 14. Yala ยะลา 469,967
_________________
 
R

rayno

Miền Trung Thái Lan
Miền Trung Thái Lan, hay Đồng bằng Trung Bộ Thái Lan, bao quát cả một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn của sông Chao Phraya, Thái Lan. Vùng này được tách biệt khỏi Đông-Bắc Thái Lan (Isan) bởi dãy núi Phetchabun, và các dãy núi khác phân chia biên giới tự nhiên với Myanma về phía Tây. Ở phía Bắc, những dãy núi này hạ độ cao thành các đồi của miền Bắc Thái Lan. Khu vực Trung bộ Thái Lan là trung tâm của Vương quốc Ayutthaya, và vẫn là khu vực trọng yếu của Thái Lan, có thủ đô Bangkok. Miền Trung Thái Lan có dân dân cư đông đúc nhất đất nước này.
Miền Trung Thái Lan bao gồm 26 tỉnh phía Đông Thái Lan. Đặc biệt để thống kê thuận lợi, còn được chia ra 4 nhóm[1]:

* Bangkok và phụ cận: Bangkok, Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Samut Sakhon
* Trung miền Trung: Ang Thong, Ayutthaya, Chainat, Lopburi, Saraburi, Singburi,Nakhon Nayok.
* Tây Trung bộ: Kanchanaburi, Phetchaburi, Prachuap Khiri Khan, Ratchaburi, Samut Songkhram, Suphanburi
* Đông Trung bộ: Chachoengsao, Chanthaburi, Chonburi, Rayong, Prachinburi, Sa Kaeo, Trat

Vùng phía Đông Trung bộ đôi khi được tách khỏi miền Trung Thái Lan, và được gọi dưới tên Miền Đông.
 
R

rayno

Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢).
 
R

rayno

(*) Lịch sử
Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số công quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Từ 1955 đến 1975, Vương quốc Lào ủng hộ mạnh mẽ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại sức bành trướng của phe Cộng sản tại Đông Dương. Tình trạng bất ổn về chính trị tại Việt Nam cũng đã lôi kéo Lào vào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần hai (Xem thêm Chiến tranh bí mật) và là yếu tố dẫn đến nội chiến và một vài cuộc đảo chính. Từ năm 1968 Bắc Việt đã gởi các đơn vị của họ tham chiến cùng quân Pathet chống lại Quân đội Lào. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc của vua Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Lào.

Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955 (lưu ý:chính phủ Lào này không phải là lực lượng Pathet mà là chính phủ Vương quốc Lào). Quan hệ ngoại giao với Bắc Việt Nam cấp đại sứ được thiết lập từ ngày 6 tháng 9 năm 1962.

Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.
 
R

rayno

(*) Địa lý
Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.

Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
(*) Kinh tế
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.

Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp
 
R

rayno

(*) Địa lý
Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.

Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
(*) Kinh tế
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.

Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng
 
R

rayno

(*) Dân cư
Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.

Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.

Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.

Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan).

Tôn giáo chính là Phật giáo nguyên thuỷ, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.

Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.
(*) Văn hoá
Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Một di tích của nền văn hóa Lào còn lại đến ngày nay là Cánh đồng Chum.
(*) Thông tin đại chúng
Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờ Thời báo Vientiane bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp.
 
R

rayno

Campuchia
Vương quốc Campuchia (chữ Khmer: Image:Official_name_of_Cambodia.png), cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.
 
R

rayno

(*) Địa lý
Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38°C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
(*) Kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.

Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.

Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt.
 
R

rayno

(*) Dân cư
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều cư dân người Việt (khoảng 12%).

Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào.

Tiếng Pháp và Tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Phần lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
(*) Nghệ thuật
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời người Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.

Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara)với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có 1 cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).

Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
(*) Văn hoá Campuchia
Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người ta cho rằng, những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phong tục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái Bình Dương khi họ buôn bán với Trung Quốc. Quốc gia đầu tiên hấp thụ nền văn hóa và văn minh này là Phù Nam. Vào những thời điểm nhất định, Cao Miên cũng hấp thụ các yếu tố của văn hóa Java, Trung Hoa, Lào và Thái Lan.

Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến).

Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lại theo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết vật linh.
 
R

rayno

Indonesia
Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia; phiên âm tiếng Việt: Inđônêxia; tên cũ: Nam Dương), là quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, có đường xích đạo chạy qua.
 
R

rayno

(*) Địa lý
Indonedia có 17.508 hòn đảo, trong đó có một số đảo lớn như Java, Sumatra, Kalimantan (trên đó có 1.782 km đường biên giới với Malaysia), Celebes (phần tây đảo New Guinea có 820 km đường biên giới với Papua Tân Guinea). Đường bờ biển dài 54.716 km. Diện tích 1.922.570 km² (không kể lãnh thổ và dân số của Đông Timor).

Ven biển Indonesia là các đồng bằng thấp, vào nội địa nhiều đồi núi, nhất là trên các đảo lớn, một số là núi lửa còn hoạt động (theo vnexpress thì hiện có 129 ngọn núi lửa đang hoạt động). Khí hậu xích đạo, nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 25-27°C, lên núi khí hậu mát dịu. Lượng mưa lớn, từ 2.000 đến 4.000 mm/năm. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.
(*) Dân cư
Dân số 209,342 triệu (2000). Các chủng tộc Mã Lai chiếm đa số, trong đó (1990): người Java 39,4%, người Sunda 15,8%, người Mã Lai 12,1%, người Madura 4,3% và các chủng tộc khác. Dân thành thị chiếm 39% (1999).
(*) Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia), một tiếng địa phương chuẩn hóa của tiếng Malay.
(*) Tôn giáo
Theo thống kê năm 1990, đa số dân chúng theo đạo Hồi chiếm 87%, đạo Cơ Đốc 9,6% (trong đó đạo Thiên Chúa 3,6%), Ấn Độ giáo 1,8%, đạo Phật 1%.
 
R

rayno

(*) Kinh tế
Indonesia là nước đang phát triển. Nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) chiếm 18,9% GDP (1998) và 41,2% lao động (1997). Công nghiệp chế biến chiếm 26,2% GDP và 12,9% lao động. Thương mại chiếm 14,9% GDP và 19,8% lao động. Tài chính chiếm 8,2% GDP và 0,7% lao động. GDP/đầu người 537 USD (1998). GNP/đầu người 640 USD (1998). Sản phẩm nông nghiệp chính (1998, triệu tấn): lúa 48,472, mía 27,5, sắn 14,728, ngô 10,059, cọ dầu 26,8, cao su 1,564. Chăn nuôi: dê 15,198 triệu, bò 12,239 triệu, cừu 8,151 triệu, trâu 3,145 triệu. Khai thác gỗ tròn: 202,989 triệu m³. Đánh bắt cá (1997) 4,79 triệu tấn. Khai khoáng (1998): quặng niken 1,642 triệu tấn, đồng 2,640 triệu tấn, bauxit 513 nghìn tấn. Sản phẩm công nghiệp chính (tỉ Rp; 1996): hàng dệt 9.611,8; thiết bị vận tải 9.330,6; thuốc lá 8.839,9; sắt và thép 8.703,1; thực phẩm 7.862,5; máy điện 6.776,2. Năng lượng: điện 73,794 tỉ kW.h (1996), than 70,704 triệu tấn (1999), dầu thô 500,642 triệu thùng (1999), khí đốt 84,348 tỉ m3 (1998). Giao thông (1997): đường sắt 6.458 km, đường bộ 342,7 nghìn km (54% rải nhựa).

Xuất khẩu (1997) 53,4436 tỉ USD (dầu thô 10,3%, khí đốt 9,1%, gỗ dán 8,6%, may mặc 5,4%, cao su 3,7%). Bạn hàng chính: Nhật Bản 23,4%, Hoa Kì 13,4%, Singapore 10,2%, Hà Lan 3,4%.

Nhập khẩu (1997) 41,6798 tỉ USD (máy móc và thiết bị vận tải 42,2%, hoá chất 14,2%, chất đốt 9,7%, nguyên liệu 7,1%); bạn hàng chính: Nhật Bản 19,8%, Hoa Kì 13,1%, Đức 6,3%, Singapore 8,2%.

Đơn vị tiền tệ: Rupiah Indonesia (Rp). Tỉ giá hối đoái 1 USD = 8.800 Rp (10/2000)
 
R

rayno

(*) Lịch sử
Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gủi với nhau trên quan điểm ngữ học và nhân chủng học: nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng. Mặt khác tiếng Bahasa Indonesia có nhiều từ ngữ rất gần gủi với tiếng Việt: mắt là mata, mặt trời là mata-hari, cây là kayu, sông là sungay (đọc su-ngay), quả là bua, "đã" là sudah, "đang" là sedang, mẹ là ibu (như tiếng "bu" ở bắc bộ), "này" là ini, "đó" là itu, v.v... Và người Indonesia cũng làm mắm, ăn trầu, cạo gió (đánh gió). Những điểm đó đều quy tụ về một truyền thuyết "trăm trứng nở trăm con": các chủng tộc Indonesia thuộc tộc Bách Việt và chính là con cháu của "50 con theo cha ra bể". Và truyện "trăm trứng nở trăm con" là sự huyền thoại hóa của những cuộc phát tán và thiên di có thật của nhiều bộ tộc cùng văn hóa và giống nòi.

Văn minh Ấn Độ truyền đến Indonesia rất sớm, không rõ vào lúc nào. Vào khoảng năm 100 CN, có thái tử Aji Saka dựa theo văn tự Ấn đặt ra văn tự Java. Cũng khoảng đó, xứ Langkasuka được lập ở vùng Kedah, Mã Lai.

Đến khoảng năm 500, thì đế quốc lớn đầu tiên được lịch sử ghi nhận của Indonesia là xứ Sri-Vijaya được dựng lên ở phía nam đảo Sumatra. Thủ đô của xứ ấy là thành Palembang, nay là một đô thị đông trên 1.000.000 dân. Trong mấy thế kỷ, Sri-Vijaya hùng cứ những vùng rộng lớn của Java, Sumatra và bán đảo Mã Lai.

Xứ Sri-Vijaya có một cường địch là xứ Sailendra ở đảo Java. Không rõ Sailendra được lập lúc nào nhưng có lúc họ đô hộ được Thủy Chân Lạp (khoảng 790-802). Các vua Sailendra theo Phật giáo - được truyền đến vùng này vào khoảng năm 450. Từ khoảng 770 đến 825, 3 vua Sailendra nối nhau xây chùa Borobudur, nay vẫn là ngôi chùa Phật lớn nhất thế giới.

Không bao lâu sau, nhà Sanjaya, rất sùng đạo Ấn giáo, thắng Sailendra. Ấn giáo dần dần thay thế Phật giáo ở Java. Vào khoảng năm 985, vua Dharmavamsa ở đông bộ Java, Bali và tây bộ đảo Kalimantan ra lệnh dịch trường ca Mahabharata của Ấn giáo, dài hơn 200.000 câu, sang tiếng Java. Đời vua Joyoboyo, hậu duệ của ông, trị vì từ 1135 đến 1157, được coi là thời vàng son của văn học tiếng Java.

Năm 1222, lúc nhà Trần sắp thay nhà Lý ở Đại Việt, thì xứ Singhasari được thành lập ở đông bộ Java, nhanh chóng trở thành thế lực lớn nhất nhì của quần đảo. Singhasari đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ năm 1293, rồi đổi quốc hiệu thành Majapahit. Năm 1319, một viên tướng thủ lỉnh ngự lâm quân là Gajah Mada dần dần nắm hết mọi quyền bính trong triều. Từ 1319 đến 1364, Gajah Mada bành trướng Majapahit thành rộng lớn như Indonesia ngày nay, có thêm miền nam của Phi-Luật-Tân.

Từ khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Lúc ấy Majapahit đã yếu, và người Bồ Đào Nha bắt đầu đến lập căn cứ. Ít lâu sau đến lượt người Hà Lan. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là "Chiến thắng huy hoàng", tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945.

Trong thời kỳ Hà Lan đô hộ, cuộc khởi nghĩa giành độc lập lớn nhất có lẽ là cuộc "Chiến tranh Java (1825-1830)" giữa hoàng tử Diponegoro và tướng De Kock. Kết quả khoảng 200.000 người chết, trong đó 8.000 là người Hà Lan.

Cuối thế kỷ 19, có hai nữ sĩ là Kartini và Dewi Sartika phát động phong trào giành bình quyền cho phụ nữ. Phong trào này thành công lớn. Tục lệ cấm cung phụ nữ bị bãi bỏ. Phụ nữ được mở cửa vào mọi môn học, ngành nghề như nam giới. Ngày nay, mỗi năm đến ngày 21/4 xứ Indonesia được nghỉ lễ một ngày, gọi là "ngày Kartini".

Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hà Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập.

Trong cuộc chiến tiếp theo bản tuyên ngôn ngày 17 tháng 8, Indonesia phải đương đầu với quân Nhật, rồi tiếp đến là quân Hà Lan có sự tiếp sức của quân Anh. May nhờ ngoại giao khéo léo, người Indonesia đã không phải đổ quá nhiều xương máu: chỉ khoảng 45.000 đến 100.000 chiến sĩ và 25.000 đến 100.000 thường dân Indonesia bị thiệt mạng. Cuối năm 1949, Indonesia được Hà Lan công nhận là quốc gia độc lập và bàn giao lại hệ thống hành chính.

Indonesia là thành viên Liên hợp quốc từ 25 tháng 10 năm 1950.

Năm 1955 tổng thống Sukarno tổ chức hội nghị các quốc gia phi liên kết tại Bandung, kêu gọi các dân tộc còn bị ách thực dân nổi lên giành độc lập. Hội nghị này trở thành một bước tiến lớn cho sự khôi phục chủ quyền của nhiều quốc gia Á-Phi.

Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp đại sứ từ 15 tháng 8 năm 1964
 
C

comet102

Tớ đang muốn tìm hiểu về nước Đức mà không có tài liệu gì, bạn có thể nói chút cho mình về nước Đức được không?
Cảm ơn nhiều nhé!
 
T

trinhtan

Dài quá chả đọc được hết!!! híc
lần sau bạn tóm tắt nhé. Tính tớ hay quên nên không nhớ được nhiều thế đâu.
 
T

trinhtan

comet102 said:
Tớ đang muốn tìm hiểu về nước Đức mà không có tài liệu gì, bạn có thể nói chút cho mình về nước Đức được không?
Cảm ơn nhiều nhé!
Thông tin về nước Đức nè!!!
- Cộng hoà Liên bang Đức ngày nay là một nước Đức thống nhất do sự sáp nhập của nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào nước Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức) vào năm 1990.
- Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông.
- Có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía tây). Ở phía bắc, Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải.
- Địa hình thay đổi đặc biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa thế có chiều hướng cao hơn và dốc hơn về phía Nam
- Khí hậu : Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa trong Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.
- Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin.
- Nước Đức với dân số hơn 82 triệu là quốc gia có dân số lớn thứ nhì của châu Âu sau Nga.
- Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 18 tháng 9 năm 1973. Ngoài ra Đức còn là thành viên trong khối NATO và G8.

Diện tích
- Tổng số 357,050 km² (hạng 61)

Dân số
- Ước lượng 2005 82.443.000 (hạng 14)
- Mật độ 230 /km² (hạng 34)

GDP (PPP) Ước tính 2005
- Tổng số 2.498 tỉ USD (hạng 5)
- Theo đầu người 30.150 USD (hạng 17)

Đơn vị tiền tệ Euro² (EUR)
 
T

trinhtan

Hic cũng hơi dài, nhưng mà mình không tóm tắt ngắn hơn được nữa mà vẫn đủ ý :D
 
Top Bottom