Địa Địa lý 9

kieuanh1823

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng mười hai 2017
2
2
1
21
Lào Cai
THCS Khánh Yên
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
công nghiệp giữa vùng trung du và miền núi bắc bộ và vùng tây nguyên (giống và khác)
a) Sự giống nhau :
- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện ( do sông ngòi dốc, có nhiều thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh
b) Khác nhau :
* Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giàu khoáng sản
+ Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác, quy mô nhỏ (Na Dương, Làng Cẩm,..)
+ Nhóm kim loại đen và kim loại màu : sắt (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); Kẽm - chì (Bắc Kạn); đồng - vàng ( Lào Cai),đồng - niken (Sơn La) quy mô nhỏ
Nhóm phi kim loại : apatit (Lào Cai)
Nhóm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp
+ Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw (chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước). Riêng sông Đà gàn 6 triệu kw
+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Thác Bà trên sông Chảy ( 110MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342 MW); đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà ( 2400 MW)
- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển
* Tây Nguyên
- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn (hàng tỉ tấn), bắt đầu khai thác.
- Tiềm năng lớn về thủy điện (đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thuyer điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác)
- Diện tích rừng lớn nhất cả nước (chiếm 36% diện tích đất có rừng,52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước), có khả năng phát triển cây công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản.
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Nguyễn Thị Cúc

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
351
430
119
21
Hà Nam
1. Giống nhau
a. Quy mô và vai trò
- Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.
- Mức độ tập trung hóa tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp ở hai vùng khá tập trung trên quy mô rộng lớn, thuận lợi hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
b. Hướng chuyên môn hóa
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc đã có các đồn điền cà phê, chè, cao su...
- Đều chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm.
- Cả hai vùng đều đạt hiệu quả cao với hướng chuyên môn hóa này. Hai vùng đều đứng đầu cả nước về 1 loại cây công nghiệp lâu năm và đóng góp quan trọng cho xuất khẩu.
c. Điều kiện phát triển
- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất và khí hậu. Tuy nhiên khó khăn lớn của cả hai vùng là tình trạng thiếu nước về mùa khô.
- Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
- Dân cư thưa thớt, lao động chất lượng còn thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Tuy đang được nâng cấp và đầu tư, nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng đều thiếu thốn, chất lượng thấp.
- Nhận được sự quan tâm của Nhà nước thông qua chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, các cơ sở công nghiệp chế biến...
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn. Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê...) đã xâm nhập vào nhiều thị trường rộng lớn và cả thị trường khó tính trên thế giới
2. Khác nhau
a. Quy mô
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta, sau Đông Nam Bộ; có các vùng chuyên canh lớn với mức độ tập trung hóa cao.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với mức độ tập trung hóa thấp hơn.
b. Hướng chuyên môn hóa
- Tây Nguyên chuyên môn hóa sản phẩm cây công nghiệp lâu năm đa dạng: cà phê, cao su, chè...
- Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là chuyên môn hóa cây chè.
c. Điều kiện phát triển
- Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt tương đối mạnh, ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
- Đất trồng:
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở...
- Khí hậu:
+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, nên bên cạnh việc trồng các loại cây nhiệt đới còn có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè...). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu...
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Pham Thi Hong Minh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng mười một 2017
795
1,200
204
20
Thanh Hóa
Đại Học KHTN-ĐHQGHN
*,Sự giống nhau :
- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện đã và đang được khai thác mạnh
*) Khác nhau :
_ Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giàu khoáng sản
+ Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác
+ Nhóm kim loại đen và kim loại màu sắt; thiếc, kẽm , chì, đồng vàng, niken
Nhóm phi kim loại : apatit
nhóm vật liều xây dựng phân bố rộng khắp lãnh thổ
+ Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong nước
+ xây dựng các nhà máy thủy điện
- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển
* Tây Nguyên
- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn bắt đầu khai thác.
- Tiềm năng lớn về thủy điện , đã và đang được khai thác
- Diện tích rừng lớn
so sánh thế mạnh nông nghiệp và công nghiệp giữa vùng trung du và miền núi bắc bộ và vùng tây nguyên (giống và khác)
 
Top Bottom