Địa lý 8

TrangKM

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
40
16
16
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
a) Tại sao các nc ĐNA có sự phát triển kinh tế khá nhanh ?
b) Khi gia nhập ASEAN VN đã gặp khó khăn gì ?
Câu 2:
a) Chứng minh đồi núi là cấu trúc quan trọng nhất của địa hình VN
b) Trình bày sự kh nhau giữa địa hình vùng núi đông bắc và tây bắc
Câu 3 So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi ba khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ? giải thích vì sao có sự khác nhau đó ?
 

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
22
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
Câu 3
Giống nhau:
- Mạng lưới dày đặc
- chủ yếu là sông nhỏ
- có hai mùa lũ và cạn
- Chế đọ nước thất thường
Khác nhau:
+ Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+ Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
 

Sói Non

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tư 2017
153
61
99
22
Câu 1:
a) Tại sao các nc ĐNA có sự phát triển kinh tế khá nhanh ?
b) Khi gia nhập ASEAN VN đã gặp khó khăn gì ?
Câu 2:
a) Chứng minh đồi núi là cấu trúc quan trọng nhất của địa hình VN
b) Trình bày sự kh nhau giữa địa hình vùng núi đông bắc và tây bắc
Câu 3 So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi ba khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ? giải thích vì sao có sự khác nhau đó ?
Câu 1
*Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là:
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)

* khó khăn: chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế văn hóa. sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ cụ thể:
- chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suât lao động nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản suất chưa cao, giá bán hàng khó cạnh tranh với hàng của các nước khác sản xuất. Các nước ĐNA có nhiều mặt hàng giống nhau dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
- Sư khách biệt giữa thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết.
- Việt bất đồng về ngôn ngữ cũng gây khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước.
câu 2:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m. Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.. Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: vận động tạo núi hi - ma - lay - a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau: địa hình thấp từ nội địa ra biển
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm chịu tác động mạnh mẽ của co người: nhiều hiện tượng xâm thực xoi mòn, cắt xể địa hình. Nước mưa hòa tan tạo thành địa hình cacxoto nhiệt đới. Địa hình nhân tạo ngày càng xuất hiện
--- Chúc bạn thi tốt ---
 
Top Bottom