[Địa Lý 11] CÙNG KHÁM PHÁ!

D

datiniai

Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới & của VN Lời nói đầu Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tất cả các định nghĩa đều có điểm chung là nhấn mạnh sự quốc tế hoá cao độ về kinh tế. Toàn cầu hoá nghĩa là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua sự phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều này thể hiện trước hết trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh hàng hoá quốc tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như trong sự hoà nhập của các thị trường vốn dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng của các thị trường và quá trình sản xuất ở các nước khác nhau. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam * Những tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế: Toàn cầu hoá kinh tế, là kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất lượng sản xuất, và đến lượt nó, lại tác động trở lại thúc đẩy sự phá, tài chính , dịch vụ, lao động giữa các quốc gia được kết nối với nhau, tạo nên những dòng chảy vốn, hàng hoá, dịch vụ, lao động, công nghệ ngàycàng tự do trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ cho mọi quốc gia tham gia toàn cầu hoá tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách nhanh chóng hơn. Đó là tác động tích cực mang tính tổng quát nhất của toàn cầu hoá kinh tế, mà thể hiện nổi trội và dễ nhận thấy nhất là tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo. Điều này thể hiện đặc biệt rõ đối với các nước đang phát triển chủ động tham gia toàn cầu hoá có chính sách đúng đắn và lựa chọn các bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhiều nước Đông Bắc A và Đông Nam A đã tao nên những thần kỳ phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo một cách rõ rệt. Nhìn chung các nước đang phát triển tham gia mạnh mẽ toàn cầu hoá đã tăng được tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người từ 1% vào thập kỷ 60 lên 3% vào thập kỷ 70, 4% thập kỷ 80 và 5% vào thập kỷ 90. biểu đồ. Một nghịch lý thường thấy là tăng trưởng trong điều kiện hội nhập toàn cầu thường đi kèm với tình trạng bất bình đẳng tăng lên, song tỷ lệ đói nghèo lại giảm mạnh, Ví dụ: O Trung Quốc, tăng trưởng cao một mặt làm gia tăng sự bất bình đẳng, mặt khác lại làm giảm tình trạng đói nghèo nhanh hơn. Nếu năm 1978, số người nghèo ở nông thôn Trung Quốc là 250 triệu người, thì đến năm 1999 giảm xuống còn 34 triệu người. Anh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tế các nước thông qua tác động chủ yếu sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia. Đối với những nước phát triển cao, sản xuất trước hết và chủ yếu tập trung vào những sản phẩm trí tuệ như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao Đó là lợi thế của họ. Ngược lại, các nước đang phát triển có lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào, họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp , với các ngành sử dụng nhiều lao động , cần ít vốn đầu tư , công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu đối với thị trường các nước khác. Phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, đầu tư , thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý. Thứ hai, tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia, dân tộc, được hưởng thụ những sản phẩm hàng hoá va dịch vụ của nước khác, dân tộc khác tạo ra. Trong thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1995, thương mại toàn cầu đã tăng bình quân 7%/ năm. Với các nước đang phát triển tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu cũng ngày càng tăng ( năm 1985: 23%, năm 1997:30% ), tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, từ 47% năm 1985 tăng lên 70% năm 1998. Các nước này đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới. Ngày nay tại thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản, khách hàng có thể tìm thấy những hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam hay Trung Quốc như hàng nông, hải sản, thủ công mỹ nghệ . và ngược lại trên thị trường Việt Nam hay Trung Quốc hay một nơi nào khác trên thế giới, người ta có thể mua mặt hàng cao của ba trung tâm kinh tế quốc tế nêu trên: từ ô tô, máy tính, các thiết bị hiện đại cho nền kinh tế và những đồ da dụng cao cấp khác. Tự do hoá thương mại toàn cầu từng bước tạo ra một thứ " văn hoá tiêu dùng " toàn cầu, mà theo đo không gian được thu hẹp và dương như các biên giới quốc gia ít còn hiện diện. Thứ ba, tự do hoá thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hoá đầu tư mở cửa cho các dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này tới quốc gia khác. Việc tự do hoá thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho sự hội nhập các thị trường tài chính quốc tế. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các nguồn vốn lớn chảy vào các nền kinh tế, đồng thời cũng làm tăng tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu lên mức chưa từng có. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, nếu năm 1967 tổng mứ đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt trên 112 tỷ USD, thì năm 1983 đã tăng lên 600 tỷ USD. năm 1990: 1.700 tỷ USD và năm 1999 đã đạt mứ trên 4000 tỷ USD. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI , đến năm 1999 tăng lên 198 tỷ USD, trong đó có 97 tỷ USD vào Mỹ La Tinh và 91 tỷ USD vào Châu A. Theo số liệu thống kê của IMF, năm 1997, đầu tư ròng trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển tăng lên 12 lần so với năm 1998. Năm 1987, các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông A. Dòng vốn này đã tăng hơn 12 lần trong vòng 12 năm, từ năm 1986 đến năm 1998. Theo số liệu thống kê, năm 1997, các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đã thực hiện 424 tỷ USD, năm 1999, tổng lượng FDI toàn cầu là 644 tỷ USD, trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm 441 tỷ USD. Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do đầu tư đã góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước tham gia toàn cầu hoá kinh tế và có chính sách, bước đi đúng đắn. Tăng trưởng GDP của nhiều nước đạt mức cao hơn trong nhiêu năm liền, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện đại ra đời, hình thành những ngành nghề kinh tế mũi nhọn đối với các nước nhận đầu tư : điện tử, viễn thông, dầu khí xuất khẩu tăng rất nhanh, trong đó các nước Đoong Nam A là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997, xuất khẩu của các nước này đã tăng gần 5 lần.Tỷ trọng xuất khảu của Đông A trong xuất khẩu toàn thế giới tăng từ 9% năm 1985 lến tới gần 18% năm 1997. Thứ tư tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ.Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển nhanh hơn, theo con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu. Đối với các quốc gia vốn là những trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ, thì thya thế công nghệ kém tiên tiến hơn bằng công nghệ mới, hiện đại là chủ yếu, trên cơ sở kết quả những phát minh sáng chế của họ. Đồng thời,các nước cũng mua bản quyền phát minh sáng chế của các nước khác. Đối với các nước đang phát triển thì thông qua hoạt động chuyển giao để thay thế, đổi mới công nghệ là chính, đặc biệt thông qua FDI . Mặt khác, để tạo điều kiện tăng tốc hơn cho sự phát triển, nhiều nước còn mua cả bản quyền.
 
Top Bottom