H
haiquynh.710


Mình lang thang trên web Hm nhà mình và vớ được cái này, các bn đọc tham khảo và mong những bạn nào có kinh nghiệm thi cử gì thì post lên mọi người cùng tham khảo nhé!
Đối với môn Địa:
1. Không cần phải nhớ hết số liệu: Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, HS hãy học cách đọc và hiều quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và thí sinh được phép sử dụng trong phòng thi.
Việc tiếp thu quyển Atlat của HS dễ dàng hơn nhiều so với việc phải học thuộc lòng. Từ nội dung Atlat có thể làm thành một bài lý thuyết cho yêu cầu câu hỏi đã đặt ra.
Tuy nhiên HS cũng phải lưu ý các đề thi thường yêu cầu HS vừa dựa vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong SGK. Nếu chỉ học ôn quyển Atlat thì cũng không đủ .
2. Đừng học thuộc lòng: Hãy học theo cách nhớ ý, hãy nắm bắt từ ý chính rồi đến ý phụ, ý cơ bản rồi ý mở rộng và học theo hệ thống chương, bài, mục. Sau đó, cần đặc biệt lưu tâm đến cấu trúc bài học. Một dạng bài nào đó thường có cấu trúc giống nhau và khái quát lên thành dạng bài thì sẽ dễ dàng hơn nhiều cho việc tiếp thu.
Địa lý là môn nằm giữa ranh giới các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Để học tốt môn Địa lý, yêu cầu học sinh phải hiểu chứ không chỉ thuộc lòng.
3. Phải biết phân tích, chọn lọc: HS cần chú ý kỹ năng xây dựng biểu đồ, xử lý, nhận xét các số liệu. Khi phân tích, HS phải học cách phân tích tổng hòa của các yếu tố trong mối liên hệ tổng thể giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội thì làm bài mới có kết quả cao.
Đối với số liệu, thí sinh phải trả lời các câu hỏi sau truớc khi phân tích: Số liệu ấy nói lên điều gì? Những biến động của các dãy số liệu phản ánh điều gì? Tại sao lại có diễn biến như thế?
4. Phải rèn luyện tư duy địa lý: HS cần hiểu các mối quan hệ của địa lý kinh tế - xã hội. Có như thế mới trả lời đúng vấn đề. Tư duy địa lý thể hiện trong việc đánh giá của HS trong việc nêu ra các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa tự nhiên và xã hội, giữa kinh tế và xã hội.. để thấy được sự ràng buộc giữa các mối quan hệ đó.
Đối với môn Địa:
1. Không cần phải nhớ hết số liệu: Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, HS hãy học cách đọc và hiều quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và thí sinh được phép sử dụng trong phòng thi.
Việc tiếp thu quyển Atlat của HS dễ dàng hơn nhiều so với việc phải học thuộc lòng. Từ nội dung Atlat có thể làm thành một bài lý thuyết cho yêu cầu câu hỏi đã đặt ra.
Tuy nhiên HS cũng phải lưu ý các đề thi thường yêu cầu HS vừa dựa vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong SGK. Nếu chỉ học ôn quyển Atlat thì cũng không đủ .
2. Đừng học thuộc lòng: Hãy học theo cách nhớ ý, hãy nắm bắt từ ý chính rồi đến ý phụ, ý cơ bản rồi ý mở rộng và học theo hệ thống chương, bài, mục. Sau đó, cần đặc biệt lưu tâm đến cấu trúc bài học. Một dạng bài nào đó thường có cấu trúc giống nhau và khái quát lên thành dạng bài thì sẽ dễ dàng hơn nhiều cho việc tiếp thu.
Địa lý là môn nằm giữa ranh giới các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Để học tốt môn Địa lý, yêu cầu học sinh phải hiểu chứ không chỉ thuộc lòng.
3. Phải biết phân tích, chọn lọc: HS cần chú ý kỹ năng xây dựng biểu đồ, xử lý, nhận xét các số liệu. Khi phân tích, HS phải học cách phân tích tổng hòa của các yếu tố trong mối liên hệ tổng thể giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội thì làm bài mới có kết quả cao.
Đối với số liệu, thí sinh phải trả lời các câu hỏi sau truớc khi phân tích: Số liệu ấy nói lên điều gì? Những biến động của các dãy số liệu phản ánh điều gì? Tại sao lại có diễn biến như thế?
4. Phải rèn luyện tư duy địa lý: HS cần hiểu các mối quan hệ của địa lý kinh tế - xã hội. Có như thế mới trả lời đúng vấn đề. Tư duy địa lý thể hiện trong việc đánh giá của HS trong việc nêu ra các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa tự nhiên và xã hội, giữa kinh tế và xã hội.. để thấy được sự ràng buộc giữa các mối quan hệ đó.