T
thienthan74
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
HƯỚNG DẪN CÁC KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ “ CỘT, ĐƯỜNG, TRÒN, KẾT HỢP,MIỀN,…”
Một số nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ
- Đảm bảo tính chính xác
- Đảm bảo tính trực quan
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
Một số nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ
- Đảm bảo tính chính xác
- Đảm bảo tính trực quan
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Biểu đồ Tròn:
- Là loại biểu thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định. Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã xử lí để vễ biểu đồ.
- Lưu ý:
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính BKHT.
- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang.
- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động của kim đồng hồ.
- Biểu đồ Cột
- Các loại biểu đồ cột:
- BĐ cột gép có 2 loại: + BĐ ghép cùng đ/v
+ BĐ ghép có đ/v khác nahu.
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ cột thanh ngang
- Lưu ý:
- Trục tung thể hiện đ/v các đại lượng
- Trục hoành thể hiện thời gian
- Chiều rộng của các cột bằng nhau
- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian
- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng
- Chân cột ghi thời gian
- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng nhất định
- Nếu vẽ các đại lượng khác nahu thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.
3. Loại biểu đồ Đường
- Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đ/v giống nhau, khác nhau.
* Các loại BĐ Đường:
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối
VD: BĐ tình hình tăng trưởng dân số,BĐ biểu diễn dân số và sản lượng lương thực,...
- Loại có một hay nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối
VD: BĐ tốc độ tăng trưởng số lượng điện, than, phân hóa học,...
* Lưu ý:
- BĐ được vẽ trên một hệ trục tọa độ
- Khoảng cách năm rõ ràng
- Nếu về tốc độc tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100%
- Nếu vẽ các đường biểu diễn tfhi phải dùng các kí hiệu của nhiều đại lượng phải đổi ra cùng đ/v
4. Biểu đồ kết hợp
- Thường sử dụng khi vẽ 2 &3 đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan
* Các dạng biểu đồ kết hợp
- Kết hợp giữa cột và đường
- Kết hợp giữa cột và tròn
* Lưu ý khi vẽ BĐ kết hợp
- Nếu vẽ cột và đường phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung với 2 đ/v khác nhau. vẽ theo từng đại lượng
- Nếu kết hợp giữa BĐ cột avf tròn không cần dựng hệ trục tọa độ
- Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên BĐ
Last edited by a moderator: