Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ ĐH VI (12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đã khắc phục những sai lầm của công cuộc cải tạo XHCN trong nông nghiệp trước đó và đưa ngành này lên một bước phát triển mới (khoán 10). Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng đất lâu dài; được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư, sản phẩm theo cơ chế thị trường. Kết quả là sức sản xuất được giải phóng, đã khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, ở nông thôn lại có thêm kinh tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên kết với nhau, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Vấn đề việc làm cũng đã được cải thiện, đó là do thắng lợi của công cuộc đổi mới, SXNN tăng lên rõ rệt; tình trạng thiếu đói cơ bản đã được xoá bỏ, đã tạo thêm việc làm cho người lao động (thời kỳ 1991-1995 đã tạo việc làm cho 4,6 triệu người). Chương trình 327 và 773 của Nhà nước sử dụng 1.700 tỉ đồng và thu hút 48 vạn LĐ nông nghiệp, khoảng 80% việc làm mới được tạo ra từ N-L-N, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện đời sống cư dân nông thôn.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước được mở rộng. Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi...tạo thành một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế vào loại quan trọng hàng đầu này.
Cái này chắc đúng
nguồn gg