[Địa lí 9] Thảo luận Địa lí

T

tiendat_no.1

Trắc nghiệm bạn trả lời đúng rồi :

1, Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nuớc ta hiện nay vì:
A. Chất lượng lao động ko được nâng cao
B. Chủ yếu lao động tập trung ở thành thị
C. Mức thu nhập của người lao động thập
D. Nguồn lao động dồi dào trong khi điều kiện kinh tế chưa phát triển

2, Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá là :
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc ít người
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đô thị .
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên mọi miền đất nước
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng đồng bằng.
Tự luận bạn cũng trả lời tương đối đúng !!
Mình trả lời gọn hơn như sau :

1, Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn . Giải thích nguyên nhân.
Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn:
- Cơ cấu lao động giữa nông thôn và thành thị có sự chêch lệch lớn , phần lớn lao động vẫn tập trung ở nông thôn (75,8%) , lao động ở thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ
(24,2%).
Nguyên nhân:
- Phần lao động
nước ta còn hạn chế về trình độ .
- Kinh tế công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển .


2, Nhận xét về chất lượng lực lượng lao động nước ta . Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có giải pháp gì ?

Nhận xét về chất lượng lực lượng lao động nước ta :
- Có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , chất lượng người lao động đang được nâng lên . Tuy nhiên , phần lớn lao động nước ta còn hạn chế về trình độ và thể lực .

Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động nước ta cần có giải pháp :
- Đầu tư cho giáo dục và đào tạo
- Tăng cường hợp tác lao động với nước ngoài
- Mở thêm các trường đào tạo nghề , các trường kĩ thuật .
 
T

tiendat_no.1

Bài 5: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999

Câu 1:
Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt

a. Hình dạng của tháp.

- Đáy

- Đỉnh

- Kiểu


b. Cơ cấu theo độ tuổi
(Câu 1 + Câu 2)
- Từ 0 -> 14 tuổi

- Từ 15 -> 59 tuổi

- Từ 60 tuổi trở lên

Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực
- Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh từ 39 % xuống 33,5 % (giảm 5,5 %), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh; đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.
- Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8 % lên 58,4 % (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.
- Nhóm tuổi >60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.


c. Tỉ lệ dân số phụ thuộc


Câu 3:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi (SBT trang 17)
a. Thuận lợi:

- Lực lượng dồi dào.

- Nhiều lao động trẻ.

- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.

b. Khó khăn:

- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Khả năng tiếp thu KH-KT.........

c. Biện pháp:

- Đa dạng hoá các ngành nghề.

- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.

..............................
 
T

tiendat_no.1

Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


A. TRỌNG TÂM KIÉN THỨC

I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

-Trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

+ Năm 1945 -> 1954: Chống Pháp.

+ Năm 1954 -> 1975: Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam chống Mĩ.

+ Năm 1975 -> 1986: Cả nước đi lên xây dựng CNXH.


II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế


- Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.

+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.


- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Vùng chuyên canh.

+ Vùng kinh tế.

+ Khu công nghiệp.


- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

+ Khu vực KT trong nước.

+ Khu vực KT có vốn đầu tư của nước ngoài.


2. Những thành tựu và thách thức

- Thành tựu:

+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

+ Nền kinh tế đang hội nhập với khu vực và thế giới.


- Thách thức:

+ Nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn nghèo.

+ Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

+ Nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc: việc làm, văn hoá, giáo dục, y tế...


B. BÀI TẬP

Câu 1:
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Câu 2:
Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.
 
A

anh_bo_doi_cu_ho

câu 1 Cơ cấu kinh tế


Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1990-2009, tính theo giá thực tế
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Vào năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm 20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58 % (trong đó công nghiệp chế biến chiếm 21,38 %). Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81 % GDP thực tế
 
T

tiendat_no.1

Câu trả lời của bạn cùng có 1 số ý đúng !!

Câu 1 :

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

+ Cơ cấu ngành : giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp , tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng .
+ Cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp ; các khu vực tập trung công nghiệp , dịch vụ tạo lên các vùng kinh tế năng động, các vùng kinh tế trọng điểm .
+ Cơ cấu thành phần kinh tế : phát triển nền kinh tế nhiều thành phần .

:)

Câu 2: Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.
 
K

ken_luckykid

Câu 2: Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.

Một số thành tựu và thách thức trong sử phát triển kinh tế đất nước ta :
- Sau công cuộc đổi mới ,nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu :
+ Nước ta trở thành thành viên của WTO
+ Các nước đầu tư vào nước ta càng ngày càng tăng
+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá .
Đã hình thành được 1 số ngành trọng điểm như điện , dầu khí , chế biến lương thực , thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng
+ Sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động xuất , nhập khẩu .
+ Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc
- Khó khăn :
+ Vấn đề việc làm đang trở thành bức xúc ,
+ Tài nguyên bị khai thác quá mức , ô nhiễm môi trường tăng
+ Sự chếnh lệch giữa miền núi , trung du với đồng bằng , giữa các tình huyện .
+ Nhiều vùng miền núi nước ta cong khó khăn , tỉ lệ nghèo đói cao
+ Văn hoá , y tế ,giáo dục ..... vẫn chưa đáp ừng nhu cầu của xã hội
trả lời vậy biết đúng ko nữa
 
T

thongoc_97977

(*) Thành tựu:
+kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc
+cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng côg nghiệp hoá
+hoạt động ngoại thương và đầu tư ra nước ngoài được đẩy mạnh,nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
+trong công nghiệp đã hình thành một số nghanhf trọng điểm quạn trọng như ngành dầu khí,chế biến lương thực,sản xuất hàng tiêu dùng

(*) Thách thức:
+ sự phân hoá giàu nghèo,tình trạng nghèo nàn vẫn còn trong các xã
+tài nguyên thì đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+vấn đề việc làm,xoá đói giảm nghèo
+những bất cập trong sự phát triển văn hoá,giáo dục,y tế
+những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới



@ p/s: 2 bài spam như thế này mà vẫn để được à( congchuacaheo175)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=233878&page=4
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

2 bạn trả lời đúng hết rồi !!
Câu tiếp theo nè :

(*) Cho bảng số liệu :
Năm_____Nông-lâm-thuỷ sản________Công nghiệp - xây dựng______Dịch vụ
2000_________ 24,6_____________________ 36,7 _______________ 38,7
2005_________ 21,0 ____________________ 41,0 ________________ 38,0

GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta

? Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta , năm 2000 và 2005 ?
 
Last edited by a moderator:
N

ngocanhhanthuyen

su thay doi loi sông cua dong bao vung cao tu "du canh du cu" thanh "dinh canh dinh cu" dem lai nhung hau qua lon nao??????????
giup minh voi nha! cam on ca nha truoc nha
 
N

ngocanhhanthuyen

:khi (26):
[TEX][FONT="Century Gothic"][INDENT][COLOR="Orange"]love[/COLOR][/INDENT][/FONT][/TEX] minh mong cac ban giup do minh nha
 
D

donlin

CHo mình hỏi về bài trong SGK: Vì sao ở đô thị có mật độ dân số cao và nông thôn có mật độ dân số thấp nhưng dân số sống ở nông thôn lại nhiều hơn dân số sống ở đô thị ?
 
T

tuananh1203

bạn nói dân số nông thôn nhiều hơn đô thị vì trên 1 km đô thị đông dân hơn 1km ở nông thôn nên mật độ dân số ít hơn.
mât độ dân số thành phố nhiều hơn là vì tại thành phố có nhiều hiện đại y tế cũng hiện đại nên họ sống thành phố nhiều hơn. dân nông thôn nhiều hơn thành phố thì bạn có thể làm như thế này cũng đươc vì nông thôn phải nhiều dân để làm ruộng nên cần niều người ok. Tuy nông thôn nhiều người nhưng 1km ít dân số hơn đô thị nên họ nói vậy
 
G

giavata

C1:chứng minh rằng: sự phân bố các ngành công nghiệp gắn với nơi có nhiều kháng sản
c2: chứng minh rằng: bắc trung bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch
c3:nêu ý nghĩa của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông hồng
c4:nêu ý nghĩa và hoạt động của ngoại thương nước ta
c5:nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó
c6:nêu những thuận lợi và khó khăn của trung du và miền núi bắc bộ với sự phát triển kinh tế xã hội
c7:nêu khái quát về cộng đồng dân tộc Việt nam? Hiện nay sự phân bố dân tộc có sự thay đổi như thế nào?
c8:giải thích tại sao vùng duyên hải nam trung bộ phát triển mạnh các ngành làm muối, đánh bắt bà nuôi trồng thủy sản biển
mong mọi người giải giúp
 
Top Bottom