[Địa lí 9]Đề thi HSG này

N

nguyennulehang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, chứng minh rằng nước ta có đầy đủ cáctiềm năng về tụ nhiên , dân cư lao động để phát triển nền kt có cơ câu đa dạng
2a hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế bắc trung bộ và vùng kinh tế nam trung bộ
b,nguyên nhân nào làm cho cả 2 vùng chua phát huy đựoc hết các thế mạnh của từng vùng????
3 . Cho 2 địa điểm:
Huế vĩ độ: 16o26'B
Hà nội vĩ độ: 21o02'B
a, vào ngày, tháng nào trong năm mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế
bTính góc nhập xạ tia sáng mặt trời ở Hà nội khi mặt trời lên thiên đỉnh ở huế.
4, Một tàu thuỷ chạy từ cảnghHải phòng lúc 5 giờ ngày 1-3 -2007 đi Másc -xây. Sau 20 giờ thì tàu chạy tới Mác- xây vào lúc 19 giờ ngày 1-3-2007. Cho biết Mac-xây ở múi giờ thứ mấy??????????

=> Nhắc nhở em chú ý cách đặt tên tiêu đề nhé .Đã sửa.:)
 
Last edited by a moderator:
B

beng0c_haykh0cnhe17

Câu 3:
a. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế 16o26'B.
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc độ: 23o27' = 1407'
- Vậy trong 1 ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến 1 góc là:
1407' : 93 ngày = 15' 08" = 908"
- Số ngày Mặt Trời cần di chuyển từ Xích đạo đến Huế vĩ độ 16o26'B = 59160"B là:
59160 : 908 = 65 (ngày)
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần 1 là:
Ngày 21/3 + 65 ngày ==> ngày 25/5
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần 2 là:
Ngày 23/9 - 65 ngày ==> ngày 20/7
(Hoặc tính cách khác: Ngày 22/6 + (93 ngày - 65 ngày) ==> ngày 20/7)


b. Tính góc nhập xạ ở Hà Nội khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế.
Hà Nội ở phía bắc của Huế. Góc nhập xạ được tính bằng:
90o - vĩ độ cần tính + vĩ độ tại nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh
= 90o - 21o02' + 16o26' = 85o24'

Câu 4:
- Khi tàu đến Mác-xây là 19 giờ ngày 01/3/2007, sau khi đã chạy mất 20 giờ. Như vậy lúc tàu khởi hành giờ ở Mác-xây là 23 giờ ngày 28/2/2007.
- Lúc Mác-xây 23 giờ ngày 28/2/2007 (tàu khởi hành) thì ở Hải Phòng là 5 giờ ngày 01/3/2007.
Suy ra giờ Việt Nam ở múi giờ sớm hơn giờ Mác-xây là 6 giờ.
- Việt Nam ở múi giờ số 7. Vậy Mác-xây ở múi giờ số 1.
 
Last edited by a moderator:
B

beng0c_haykh0cnhe17

Câu 1: Nước ta có đầy đủ các tiềm năng để phát triển một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng:
* Tiềm năng tự nhiên:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn như than, dầu khí, bôxít...
- Địa hình đa dạng với nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa (ở ĐB), đất feralit phát triển trên đá vôi, đất badan với diện tích rộng và có nhiều loại đất nông nghiệp khác có giá trị kinh tế cao.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp quanh năm. Có các sp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.....
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, nguồn thuỷ năng dồi dào.
- Rừng rậm nhiệt đới gió mùa, thực động vật phong phú về số lượng loài, nhiều loài có giá trị cao.
- Vùng biển nước ta rộng, dài, có nhiều thuỷ hải sản quý hiếm...

* Dân cư - lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao (hình như là 50,5%) => Nguồn lao động dồi dào.
- Dân số đông, hàng năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu người, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động khá lớn => tạo nguồn lao động dự trữ cao, thị trường tiêu thụ rộng.
- Người VN lao động cần cù, sáng tạo, trình độ ngày càng được nâng cao, khả năng tiếp thu nhanh.


Câu 2:

a. So sánh thế mạnh về kinh tế giữa 2 vùng
* Giống nhau:
- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...

* Khác nhau:
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....

b. Nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy thế mạnh của từng vùng
* Về tự nhiên:
- Vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió Lào, bão lụt nhiều...
- Vùng DHNTB chịu ảnh hưởng của bão, lụt và có mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất.
==>> Các nguyên nhân trên gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt, chăn nuôi và nghề cá của 2 vùng.

* Về xã hội:
- Cả 2 vùng đều có sự phân bố dân cư rất chênh lệch giữa ĐB duyên hải và miền núi, trung du nên thiếu nhân lực để khai thác tiềm năng ở những vùng này.
- Cả 2 vùng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh trước đây.
...................................
 
Last edited by a moderator:
N

nguyennulehang

chị ui
còn 1 câu nữa nềy
a, chứng minh rằng hà nội và tp hồ chí minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhát cả nước
b,giải thích tại sao hoạt động công nghjiêp của hai trung tâm này lại phát triển mạnh****************************???????????
 
B

beng0c_haykh0cnhe17

Câu a thì có trong SGK rồi, nếu chị nhớ ko nhầm thì là như thế. Mà này em bé, thường thì mấy cái đề có chữ "Chứng minh" tức là nó đã có sẵn rồi đó, chương trình THCS là thế, em xem trong SGK ý, chứng minh về Công nghiệp thì tìm mấy cái bảng số liệu rồi nêu ra. Từ số liệu thấy sản lượng công nghiệp của 2 TP đó lớn nhất.. cứ nói như thế.. như thế.. :)

Câu b: Khi giải thích NN vì sao vùng này or thành phố này (gì gì đó ^^), em nên nhớ cái sườn: Vị trí địa lý, điều kiện TN - tài nguyên thiên nhiên - Kinh tế, xã hội..

NN thúc đẩy hoạt động CN ở 2 TP này phát triển..
* Vị trí địa lý:
- Hà Nội là Thủ đô, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút mạnh mẽ đối với các vùng xung quanh.
- TP.HCM là thành phố lớn nhất nước ta, nằm trong vùng KT trọng điểm phía Nam...
* Có lịch sử khai thác lâu đời: Hà Nội 1000 năm tuổi, TP.HCM 300 năm.
* Về LĐ: Dân đông, nguồn lao động dồi dào phong phú, lao động có kỹ thuật, tay nghề và có kinh nghiệm trong sx CN...
* KT - XH: Kết cấu hạ tầng có số lượng và chất lượng rất cao.. về giao thông vận tải, thông tin liên lạc.. 2 TP này cũng là 2 đầu mối giao thông quan trọng ở 2 miền Bắc Nam..
- Được sự quan tâm của NN và có sức thu mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Cơ cấu CN khá đa dạng: ...
 
Top Bottom