[Địa lí 9] Câu hỏi trong SGK

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
hinh 4.2 neu nhan xet ..........
- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).
- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:
+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5% (1989) xuống 60,3% (2003).
+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2% năm1989 lên 16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3% năm 1989 lên 23,2% năm 2003).
- Cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch nhau khá lớn:
+ Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với 75,8% (2003).
+ Khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2 % (2003), bằng 1/3 lao động nông thôn.
⟹ Nguyên nhân: Nước ta là nước thuần nông, phát triển đi lên từ nông nghiệp nên phần lớn người lao động tập trung ở khu vực nông thôn với nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Ở thành thị, trình độ đô thị hóa còn thấp, chưa thực sự thu hút nhiều lao động ở nông thôn làm việc.
- Chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta:
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
+ Hạn chế: lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
- Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần:
+ Đầu tư hơn nữa vào giáo dục đào tạo nhằm nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo.
+ Đa dạng và mở rộng các ngành nghề đào tạo để thu hút hơn nữa đối tượng đào tạo.
+ Đào tạo lí thuyết gắn liền với thực tiễn, tránh tình trạng thừa thầy – thiếu thợ.
 
Top Bottom