Địa địa lí 8 kiểm tra 1 tiết

thảo ^.^

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng mười 2017
45
14
51
19
Quảng Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A LÝ THUYẾT
câu 1 : trình bày đặc điểm địa hình của khu vực ĐNA và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này?
câu2 : đặc điểm dân số phân bố dân cư ,sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo sự thuận lợi và khó khăn j cho sự hợp tác giữa các nước?
câu3 : phân tích lợi thế và khó khăn của VN khi trở thành thành viên của ASEAN?
câu 4: trình bày đặc điểm vị trí giới hạn và đặc điểm lãnh thổ VN đặc điêm đó có những thuận lợi và khó khăn j cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
câu 5 : lịch sử phát triển của tự nhiên VN trải qua mấy giai đoạn ? đánh giá vai trò của mỗi giai đoạn đối với sự hình thành lãnh thổ nước ta.
B BÀI TẬP
bài1 :Dựa vào bẳng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
bài 2:Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu 17.1 (SGK trang 61 )
2014-08-07%2014_46_29-Scan0060%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg

bài 3 :Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét?
bài 4: bài thực hành bài 27
 
  • Like
Reactions: Chết vì Sinh

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
câu 1 : trình bày đặc điểm địa hình của khu vực ĐNA và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này?
- Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:
+ Bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi bắc - nam, tây bắc - đông nam; bị chia xẻ mạnh bởi các thung lũng sông; đồng bằng châu thổ tập trung ở ven biển.
+ Quần đảo Mã Lai: chủ yếu núi, hướng đông — tây, đông bắc - tây nam; núi lửa; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
- Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú...

câu2 : đặc điểm dân số phân bố dân cư ,sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo sự thuận lợi và khó khăn j cho sự hợp tác giữa các nước?
- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.


câu3 : phân tích lợi thế và khó khăn của VN khi trở thành thành viên của ASEAN?
- Thuận lợi:
  • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
  • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
  • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khỏ khăn:
  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
  • câu 4: trình bày đặc điểm vị trí giới hạn và đặc điểm lãnh thổ VN đặc điêm đó có những thuận lợi và khó khăn j cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
  • Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
    – Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
    – Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

    câu 5 : lịch sử phát triển của tự nhiên VN trải qua mấy giai đoạn ? đánh giá vai trò của mỗi giai đoạn đối với sự hình thành lãnh thổ nước ta.
    Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, là một quá trình lâu dài và phức tạp. Có thế chia thành 3 giai đoạn:
    Giai đoạn Tiền Cambri
    - Theo các nghiên cứu mới nhất, Trái Đất được hình thành cách đây ~ 4,6 tỉ năm. Phần lớn thời gian lịch sử Trái Đất thuộc 2 đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây ~ 2,6 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzôi) kết thúc cách đây 540 triệu năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động. Những dấu vết của nó hiện nay lộ ra trên mặt đất không còn nhiều mà phần lớn đã bị chìm ngập dưới các lớp đất (nên còn ít được nghiên cứu). Giai đoạn sơ khai này của Trái Đất được gọi là giai đoạn Tiền Cambri.
    Ở Việt Nam, giai đoạn tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ, với 3 đặc điểm chính sau:

    Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN. Các đá biến chất cổ nhất đã phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây ~ 2,3 tỉ năm; Như vậy, giai đoạn tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian hơn 2,0 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm
    Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Chủ yếu diễn ra ở một số nơi và tập trung ở một số khu vực núi cao (Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ)
    Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuất hiện các thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng manh (chủ yếu là các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi). Khi nhiệt độ không khí hạ thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó sự sống xuất hiện. Tuy vậy, các sinh vật còn ở các dạng sơ khai, nguyên thuỷ (như tảo, động vật thân mềm)
    Giai đoạn cổ kiến tạo
    Là giai đoạn tiếp nối của giai đoạn tiền Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, với 3 đặc điểm chính sau:
    Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ Cambri (cách đây 540 triệu năm), trải qua cả 2 đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta (cách đây 65 triệu năm)
    Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini (thuộc đại Cổ sinh); các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri (thuộc đại Trung sinh). Đất đá giai đoạn này rất cổ, bao gồm các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. Các trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon – Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh đã hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam, các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. Trong đại Cổ sinh là các khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum. Trong đại Trung sinh là các dãy núi hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và các khối núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi, sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riolit, anđêzit cùng các khoáng sản quí (đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí…)
    Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển dấu vết để lại là các hoá đá san hô tuổi Cổ sinh, các hoá đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều sinh vật cổ khác.
    Như vậy, có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.
    Giai đoạn Tân kiến tạo
    Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn kéo dài cho đến ngày nay. Giai đoạn này ở nước ta có những đặc điểm sau:
    Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên VN. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay
    Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu.Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen (cách đây ~ 23 triệu năm) cho đến ngày nay. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào macma. Cũng vào giai đoạn này (đặc biệt là trong kỉ Đệ tứ), khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của nước biển. Đã có lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ của nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên các vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ…

    Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ), các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit,...). Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.
    Bảng Niên biểu địa chất
    Đại (Giới)Kỉ (Hệ)Thế (Thống)Kí hiệuThời gian
    cách đây
    (triệu năm)
    Thời gian
    diễn ra
    (triệu năm)
    Tân sinh
    (Kainôzôi KZ)
    Đệ tứ
    (Q)
    - Hôlôxen
    - Plêitôxen muộn (trên)
    - Plêixtôxen (giữa)
    - Plêixtôxen (dưới)
    Q4
    Q3
    Q2
    Q1
    1,7
    Nêôgen
    (N)
    - Pliôxen
    - Miôxen
    N2
    N1
    23,521,8
    Palêôgen
    (Pg)
    - Ôligôxen
    - Êôxen
    - Palêôxen
    Pg3
    Pg2
    Pg1
    65,041,5
    Trung sinh
    (Mêzôzôi MZ)
    Krêta
    (K)
    - Krêta muộn (trên)
    - Krêta sớm (dưới)
    K2
    K1
    13570
    Jura
    (J)
    - Jura muộn (trên)
    - Jura giữa
    - Jura sớm (dưới)
    J3
    J2
    J1
    20368
    Triat
    (T)
    - Triat muộn (trên)
    - Triat giữa
    - Triat sớm (dưới)
    T3
    T2
    T1
    25047
    Cổ sinh
    (Palêôzôi PZ)
    Pecmi
    (P)
    - Pecmi muộn (trên)
    - Pecmi sớm (dưới)
    P2
    P1
    29545
    Cacbon
    (C)
    - Cacbon muộn (trên)
    - Cacbon giữa
    - Cacbon sớm (dưới)
    C3
    C2
    C1
    35560
    Đêvon
    (D)
    - Đêvon muộn (trên)
    - Đêvon giữa
    - Đêvon sớm (dưới)
    D3
    D2
    D1
    41055
    Silua
    (S)
    - Silua muộn (trên)
    - Silua sớm (dưới)
    S2
    S1
    43525
    Ocđôvic
    (O)
    - Ocđôvic muộn (trên)
    - Ocđôvic giữa
    - Ocđôvic sớm (dưới)
    O3
    O2
    O1
    50065
    Cambri
    ( )
    - Cambri muộn (trên)
    - Cambri giữa
    - Cambri sớm (trên)
    3
    2
    1
    54040
    Nguyên sinh
    (Prôtêrôzôi PR)
    Khoảng 2600Khoảng 2060
    Thái cổ
    (Ackêôzôi AR)
    Khoảng 36001000
    [TBODY] [/TBODY]

    bài1 :Dựa vào bẳng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?


  • 2014-08-07%2013_59_20-Scan0048%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg

  • - Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).


    bài 2:Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu 17.1 (SGK trang 61 )
    2014-08-07%2014_46_29-Scan0060%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg
    2014-08-07%2014_49_02-Scan0052%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg


  • Nhận xét:
    + GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
    + Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740USD), tiếp theo là Bru- nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
    + Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô- nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415ƯSD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (280USD).
    + GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/ngƯời của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam...
    bài 3 :Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét?

    2014-08-09%2009_41_36-Scan0068%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg

  • - Nhận xét:
    + Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
    trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
    nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
    + Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.

    bài 4: bài thực hành bài 27
    - Xác định vị trí, tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta:
    Điểm cựcĐịa danh hành chínhVĩ độKinh độ
    BắcXã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang23o23B105o20Đ
    NamXã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiểu, tỉnh Cà Mau8o34B104o40Đ
    TâyXã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên22o22B102o9Đ
    ĐôngXã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa12o40B109o24Đ
    [TBODY] [/TBODY]
    Lập bảng thống kê theo mẫu sau:
    thuc-hanh-doc-ban-do-viet-nam.1.PNG
    thuc-hanh-doc-ban-do-viet-nam.2.PNG
    thuc-hanh-doc-ban-do-viet-nam.3.PNG
    thuc-hanh-doc-ban-do-viet-nam.4.PNG
 
  • Like
Reactions: anh thảo
Top Bottom