địa lí 7

N

nhocphuc_pro

C1:Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu [11]). Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt.

Giữa mùa hè khi mặt trời chiếc thẳng góc tại Chí Tuyến Nam, nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C (−12 °F). Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C (−85 °F). Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C (7.5 °F) vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C (−117.0 °F) vào ngày 23 tháng 5 năm 1982 [12]. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với -94,5 °C (−128.6 °F) vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.

Nam Cực có khí hậu sa mạc, gần như không bao giờ có giáng thủy tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20cm [13]. Các Trạm nghiên cứu ở đây với mái vòm như được thấy trong các hình chụp bị phủ lấp từng phần bởi tuyết và lối vào phải thường xuyên được dọn tuyết. Những công trình xây dựng gần đây được dựng trên những hàng cột cao để khắc chế những trở lực này của thiên nhiên.
Không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống tỏng các trạm nghiên cứu

C2
Các nhà khoa học được trang bị kĩ thuật hiện đại

C3
1. Nguyên nhân nội sinh (Nguyên nhân do chính bản thân Trái Đất): Từ khi sinh ra thì Trái Đất luôn biến đổi theo chu kỳ (lớn, vừa, nhỏ). Đó là chu kỳ nóng lên, lạnh đi. Ở các chu kỳ mà nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng thì gọi là chu kỳ nóng lên, xảy ra hiện tượng băng tan hay nói một cách khoa học gọi là chu kỳ gian băng (interglacier). Còn ở những chu kỳ lạnh đi tức là nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất giảm đi thì xảy ra hiện tượng băng hà (glacier) nói một cách nôn na là hiện tượng đóng băng ở hai cực. Còn do đâu mà lại có chu kỳ này thì hiện nay còn có nhiều ý kiến và giả thuyết chưa thống nhất nên mình cũng không dám bàn ở đây.
2. Nguyên nhân ngoại sinh (Nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài tác động): Cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển như vũ bão của công nghiệp và các ngành khói bụi. Điều đó đã tác động lớn tới môi trường, hệ sinh thái. Không những thế, hàng loạt các sự kiện như bùng nổ dân số, v.v... cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự suy thoái và ô nhiễm môi trường như ngày nay.


Chú ý cần ghi nguồn dẫn của bài viết !
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom