Địa [Địa lí 6] Thảo luận chung.: Trái đất đang ở gần một lỗ đen ?

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lunvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các nhà thiên văn Hà Lan đo được khoảng cách tương đối chính xác giữa trái đất và hố đen gần nhất.

Peter Jonker, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu vũ trụ SRON, Hà Lan, nói rằng hố đen mang tên V404 Cygni cách địa cầu 7.800 năm ánh sáng. Nhưng từ trước tới nay giới khoa học luôn nghĩ rằng khoảng cách giữa V404 Cygni và trái đất lớn gấp đôi con số đó.

Trong khi đó, khoảng cách từ hành tinh của chúng ta tới trung tâm Ngân hà là 26.000 năm ánh sáng, còn ngôi sao gần mặt trời nhất cách địa cầu 4,2 năm ánh sáng.

Trang Space cho biết, Jonker và các cộng sự tính toán khoảng cách tới V404 Cygni bằng cách đo các bức xạ radio từ hố đen và ngôi sao chết đã tạo ra nó.

Những lớp vật chất bên ngoài của ngôi sao đang bị hút sang hố đen. Đám mây bụi khí xoay tròn, tạo nên một đĩa plasma (trạng thái vật chất mà trong đó các chất bị ion hóa mạnh, đại bộ phận nguyên tử và phân tử chỉ còn lại hạt nhân) nóng rực xung quanh hố đen trước khi nó biến mất. Trong quá trình xoay tròn và tạo đĩa plasma vật chất phát ra nhiều tia X và sóng radio.

Bằng cách sử dụng một hệ thống kính thiên văn radio quốc tế có tên High Sensitivity Array, nhóm nghiên cứu đo sự thay đổi thị sai của hố đen.

Nhóm nghiên cứu cho biết trước đây giới khoa học không thể đo chính xác khoảng cách giữa trái đất và V404 Cygni do sự hiện diện của bụi khí trong vũ trụ. Bụi khí có thể hấp thụ ánh sáng và gây nhiễu xạ khiến sai số có thể lên tới 50%. Trong khi đó sai số trong lần đo mới chưa tới 6%.

Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 12 của tạp chí The Astrophysical Journal.

Hố đen (hay lỗ đen) là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.

Giới khoa học cho rằng hố đen hình thành từ quá trình sụp đổ vào tâm của các ngôi sao. Các hố đen có khối lượng gấp ít nhất 3 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiều hố đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Nhiều người ví hố đen như những con quỷ tham lam, bởi lượng vật chất mà chúng có thể nuốt là vô tận.

picture.php
 
Last edited by a moderator:
H

harrypotter28028

Cái hố đen đấy còn cách trái đất mấy nghìn năm ánh sáng nữa cơ :-j yên tâm đi
Với lại nếu hố đen xuất hiện thì còn có giải pháp là hố trắng nữa!
 
T

truongtrang12

Cái hố đen đấy còn cách trái đất mấy nghìn năm ánh sáng nữa cơ yên tâm đi
Với lại nếu hố đen xuất hiện thì còn có giải pháp là hố trắng nữa!
Mấy nghìn năm ánh sáng á =))

Có 600 năm ánh sáng thôi bạn ạ.:-j

Còn chắc bạn là một nhà thiên văn học danh tiếng hay sao mà phát hiện được cả

ra lỗ trắng vậy ? Cho mình học tập bạn tí nhá.
 
M

merimi

Nguy hiểm thật nhỉ.:|:|:|

À mà tiện thể nhắc cậu luôn.Phần về Trái đất chắc để ở khối 6 hoặc khối 7 thì hợp lý
 
T

truongtrang12

Nguy hiểm thật nhưng chúng ta sống hàng bao nhiêu năm bao nhiêu thế kỉ bên cạnh nó đấy thôi.
Trước kia chúng ta cũng biết đến nó nhưng lại nghĩ rằng nó cách xa chúng ta.
Bây giờ biết nó gần chúng ta thì lại thấy lo lắng sao.[-(

p/s tks merimi đã nhắc nhở. Đã chuyển!
 
T

trumgh12

đáng sợ nhỉ có khi nào nó hút trái đất vào trong ko nếu bị nó hút vào thì toi:(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)((
 
T

truongtrang12

Cái tin này chỉ làm cho con người ta tổn thọ mà thôi.
Chú ý một số tin tức được cập nhật ở Việt Nam không có độ chính xác cao.
 
S

sakaijab

các bạn khỏi lo đi

cho dù chúng ta đang ở gần hố đen thì thực chất cũng chẳng có việc gì xảy ra đơn giản là bởi vì nó có đúng hay không thi cũng chưa được công nhận một cách cụ thể
mà nếu như chúng ta bi hút vào trong đó
thi vậy lại càng hay
bởi vì biết đâu nó có thể đưa chúng ta đến với nhưng hành tinh xa xôi khác cũng co sự sông như trái trái đất vậy
mà dẫu chúng ta có chêt thì đâu phải mình chúng ta
mà nếu điều đó xảy ra thì đó đã là đinh mệnh, nó sẽ dẫn con người đến sự diệt vong nhưng đó cũng la chuyện binh thường do đời người chỉ sông được mấy chục nămma điều đó không hề mang 1 ý nghĩa gì ở bên ngoài vũ trụ rông lớn kia
chính vì vậy đưng lo về một ngày maibanj sẽ gặp nạn ra sao
hay cố găng sống thật tốt
thân mến!
:D
 
H

hermygranger

có lỗ trắng đấy bạn à, đây là thông tin:
Trong vật lý thiên văn, một lỗ trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược với lỗ đen vốn hút mọi vật chất. Nó có thể được coi là nghịch đảo thời gian của lỗ đen, tức là giống một lỗ đen quan sát với thời gian đi ngược lại quá khứ.

Thuyết tương đối rộng là đối xứng theo thời gian. Các phương trình về trạng thái cân bằng trong lý thuyết này đều có hai nghiệm tương ứng với hai chiều thời gian. Nếu áp dụng quy luật này cho phương trình cho ra nghiệm miêu tả lỗ đen với chiều thời gian dương, kết quả thu được khi nghịch đảo thời gian là lỗ trắng.

Bởi vì một lỗ đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể thoát khỏi nó, đối nghịch theo thời gian của một lỗ đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể rơi vào đó. Một lỗ đen chỉ có thể nuốt vật khác vào, một lỗ trắng chỉ có thể phun vật khác ra.

Các lỗ trắng hoàn toàn tồn tại trên lý thuyết toán học nhờ sự đối xứng của thuyết tương đối rộng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hiện đang tồn tại trong tự nhiên. Trên thực tế chúng hầu như không thể tồn tại, bởi vì không có cách nào đảo ngược thời gian để tạo ra một lỗ như thế.

Có quan niệm cho rằng, Vụ nổ lớn chính là một dạng của lỗ trắng, vì ở không-thời gian đó, chỉ có vật chất và năng lượng được phun ra
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom