Địa 12 [Địa lí 12]Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

P

pizz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Q: Dựa vào bảng sau hãy nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2005. Vì sao có sự biến động đó?
AD150.jpg

A:
.....Nhận xét: nhìn chung diện tích rừng tự nhiên giảm, diện tích rừng trồng tăng:
1943 - 1983: diện tích rừng tự nhiên giảm đi gần một nửa, diện tích rừng trồng tăng chậm
1983 - 2005: diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tăng song chưa đạt tới mức ban đầu (1983)
.....Giải thích: do khai thác không hợp lí, phá hoại rừng bừa bãi, mà diện tích rừng trồng không nhiều (1943 - 1983) và chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng, trồng rừng (1983 - 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Rừng mới trồng còn non, mới được phục hồi nên chưa khai thác được.
.....Ấn CTRL + A để xem đáp án những từ ngữ sai ở trên sửa lại như nào...

1. gần=>hơn (6.8/14.3<0.5).
2. tăng chậm=>bắt đầu tăng.
 
Last edited by a moderator:
C

congchua.bongbong46

Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
sTriển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
sGiao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
sNhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng
 
N

ngoleminhhai12k

Câu hỏi típ ná. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.



Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người, là bộ máy tái tạo khí oxi nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn của các loài sinh vật trên Trái Đất, nơi cư trú và tạo môi trường sống cho con người và các sinh vật khác, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho rất nhiều ngành sản xuất, kho dược liệu phong phú của nhân loại. Rừng phân bố không đồng đều trên các châu lục về diện tích cũng như thể loại. Khoảng 29% diện tích lục địa có rừng che phủ. Cùng với sự phát triển của nhân loại và sự gia tăng dân số trên thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp do con người phá hoại rừng để khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hoá. Tài nguyên bề mặt của rừng được đánh giá qua các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật, trong đó chủ yếu là tầng cây gỗ được đánh giá về các mặt giá trị của gỗ thương phẩm; các loại lâm sản, đặc sản khác như củi, nhựa, dầu, cây dược liệu, cây làm thực phẩm, cây cỏ làm thức ăn gia súc, cùng nguồn sản phẩm từ chim, thú, động vật sống trong rừng. Tài nguyên trong đất rừng chủ yếu là đánh giá độ phì của đất do quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật rừng đem lại. Tài nguyên bề mặt và tài nguyên trong đất rừng còn thể hiện ở tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học và vui chơi giải trí, khả năng bảo vệ di tích lịch sử.
TNR Việt Nam phong phú về gỗ nhiệt đới, nổi tiếng là gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu) và các lâm sản, đặc sản khác như tre nứa, song mây, quế, hồi, cánh kiến cùng nhiều chim thú quý hiếm như tê giác, bò xám, hổ, voi, sao la, công, trĩ, gà lôi, phượng hoàng, vv. Đất nước Việt Nam dài và hẹp, địa hình phức tạp nên giá trị rừng về mặt phòng hộ bảo vệ chống thiên tai rất quan trọng.
 
P

pizz


Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người, là bộ máy tái tạo khí oxi nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn của các loài sinh vật trên Trái Đất, nơi cư trú và tạo môi trường sống cho con người và các sinh vật khác, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho rất nhiều ngành sản xuất, kho dược liệu phong phú của nhân loại. Rừng phân bố không đồng đều trên các châu lục về diện tích cũng như thể loại. Khoảng 29% diện tích lục địa có rừng che phủ. Cùng với sự phát triển của nhân loại và sự gia tăng dân số trên thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp do con người phá hoại rừng để khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hoá. Tài nguyên bề mặt của rừng được đánh giá qua các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật, trong đó chủ yếu là tầng cây gỗ được đánh giá về các mặt giá trị của gỗ thương phẩm; các loại lâm sản, đặc sản khác như củi, nhựa, dầu, cây dược liệu, cây làm thực phẩm, cây cỏ làm thức ăn gia súc, cùng nguồn sản phẩm từ chim, thú, động vật sống trong rừng. Tài nguyên trong đất rừng chủ yếu là đánh giá độ phì của đất do quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật rừng đem lại. Tài nguyên bề mặt và tài nguyên trong đất rừng còn thể hiện ở tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học và vui chơi giải trí, khả năng bảo vệ di tích lịch sử.
TNR Việt Nam phong phú về gỗ nhiệt đới, nổi tiếng là gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu) và các lâm sản, đặc sản khác như tre nứa, song mây, quế, hồi, cánh kiến cùng nhiều chim thú quý hiếm như tê giác, bò xám, hổ, voi, sao la, công, trĩ, gà lôi, phượng hoàng, vv. Đất nước Việt Nam dài và hẹp, địa hình phức tạp nên giá trị rừng về mặt phòng hộ bảo vệ chống thiên tai rất quan trọng.
Ngắn gọn lại như này:
...Ý nghĩa kinh tế:
......+cung cấp lâm sản (gỗ, các dược phẩm)
......+phát triển du lịch, sinh thái.
...Ý nghĩa môi trường:
......+bảo về đất, chống xói mòn
......+tăng cường nguồn nước ngầm
......+điều hòa khí hậu
......+hạn chế lũ lụt
 
P

pe_den_t3

Nhận xét:Từ năm 1943 đến năm 1983 tống diện tích rừng của nước ta giảm 7,1 ha cụ thế là năm 1943 tổng diện tích rừng là 14,3 ha, nhưng đến năm 1983 thì chỉ còn 7,2 triệu ha, trng bình năm giảm 0,18 %....Nhưng đến năm 2005 thì tổng diện tích rừng tăng so với năm 1983 là 5,5 triệu ha cụ thể là năm 1983 là 7,2 triêu ha nhưng năm 2005 là 12,7 triêu ha.....Cũng trong độ thời gian này diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha.Năm 1943,diện tích rừng tự nhiên là 14,3 triệu ha,nhưng đến năm 1983 diện tích rừng tự nhiên chỉ còn lại là 6,8 triêu ha ...Trug bình mỗi năm giảm gần 0,19 trieu ha. Và cũng thế độ che phủ rừng giảm đi đáng kể,năm 1943 là 43% nhưng đến năm 1983 thì chỉ còn 22%
Trong những năm gần đây thì tổng diện tích rừng đang dần một tăng lên ,tài nguyên rừng thì vẫn đang bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa được phục hồi70% diện tích rừng nước ta đang còn nghèo và rừng mới phục hồi
Biện pháp: Bảo vẹ, bảo đảm, duy trì,phát triển diẹn tích
 
I

ilovemyfriendforever

@: pizz:so sánh ''giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2005'' Nếu so sánh như vậy thì qua 1 giai đoạn,ở một loại rừng chỉ cso 2 số liệu để so sánh,sự thay đổi là không rõ rệt.Theo mình thì so sánh thời kì:1943-2005 là thích hợp.
Khi nhận xét thì nên nói câu:Giai đoạn.... diện tích rừng nước ta... rồi nêu nhận xét chung là tốt nhất.Còn về các ý bạn nhận xét mình thấy nên bổ sung thêm số liệu dẫn chứng,nói tăng hay giảm như vậy mà khôgn có số liệu alf rất khó thuyết phục và sẽ bị trừ một nửa điểm của ý nhận xét đó.
 
H

hain92

Nếu vẽ biểu đồ dựa vào bảng trên thì vẽ biểu đồ kết hợp phải không mọi người?
 
Top Bottom