[Địa lí 12] Đồng bằng sông cửu long

V

volongkhung

* Hệ Thống thủy lợi được chú trọng ở những vùng này vì:
- Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc
- Địa hình thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện
- Vùng đất có lịch sử hình thành khá mới mẻ, còn nhiều tiềm năng khai thác.
- Tạo thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế ( trồng trọt, chăn nuôi ... )
 
S

s2quangtrung94

* Đối với ĐBSCL: Mùa lũ ngập 3-4 tháng, mùa khô các sông kiệt nước, bị xâm nhập mặn nghiêm trọng gây ra hiện tượng nhiễm mặn, phèn hóa,...khiến điều kiện canh tác khó khăn, mất nhiều chi phí để cải tạo đất.

*Đối với DHNTB: phần lớn lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa, dễ gây ra hiện tượng lũ lụt, ngập úng; mùa khô thiếu nước canh tác, giảm năng suất, tốn nhiều chi phí để bơm nước tưới tiêu đồng ruộng, dễ bị xâm nhập mặn.

=> Thủy lợi là vấn đề cấp thiết bậc nhất đối với việc canh tác nông nghiệp của 2 vùng ĐBSCL và DHNTB .
 
P

phamhientlhp

ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, trên bề mặt đồng bằng lại không có đê trong khi có mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt.
khi lũ về, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn lại bị nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đb là đất phèn, đất mặn.
DHNTB là vùng kinh tế fát triển về nuôi trông thủy sản, có tiềm năg to lớn về thủy điện nhưng vùng lại thường ít mưa, mùa khô kéo dài về mùa khô rất cạn nước, rong khu đến mùa lũ, nước lại lên rất nhanh
vì thế nên có nhưng biện pháp thủy lợi quan trọng......
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom