Địa 12 [Địa lí 12] Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa

D

dangduyhoan

này bạn ơi chỉnh lại câu hỏi đi sao lại là nhiệt đới gió mùa ẩm phải là nhiệt đới ẩm gió mùa chứ.
 
A

aqnacm

địa hình được thành tạo bới sự kết hợp của cả nhân tố nội sinh và ngoại, ảnh hưởng của khí hậu ( ở đây là nhiệt đới ẩm gió mùa ) chỉ là yếu tố ngoại sinh, từ một yếu tố trên không thể kết luận về đặc điểm địa hình.
Một số đặc điểm cơ bản do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động đến địa hình là khu vực có quá trình phong hóa hóa học chiếm ưu thế tuyệt đối và điển hình là quá trình feralit hóa. Do phong hóa diễn ra mạnh mẽ nên các trạm trổ hình thái địa hình rất phức tạp , vỏ phong hóa dày...
 
Last edited by a moderator:
T

truonghan_h

c1 hãy nêu đ2 địa hinh` vung` nhiết đới gió mua` ẩm ( nc ta đó)

Nhắc em chú ý cách đặt tên tiêu đề cho đúng qui định: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=26801

Về câu hỏi này: Em tham khảo trong SGK bài 10 nhé (ban cơ bản).
Gợi ý: Đặc điểm địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện chính ở quá trình xâm thực ở miền núi và bồi tụ ở đồng bằng.
Để có quá trình này thì cần phải quay lại xem những tác động của các thành phần tự nhiên khác: mưa, nắng, độ ẩm...
 
Last edited by a moderator:
A

aqnacm

em ko hiểu, quá trình xâm thực ở miền núi và bồi tụ ở đồng bằng là quá trình chung cho mọi khu vực, không hề có tính đặc trưng cho khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Tất cả mọi lưu vực thì quá trình xâm thực ở thượng lưu nơi có vị trí chênh lệch độ cao lớn so với gốc xâm thực cơ sở đều mạnh mẽ hơn ở hạ lưu.
 
T

truonghan_h

Có chứ!
Đúng là hiện tượng này xảy ra ở nhiều nơi.
Nhưng hãy chú ý rằng cường độ diễn ra mạnh yếu là khác nhau.
Chính vì thế nên chúng tạo thành những điện mạo khác nhau mà chúng ta được thấy. Ví dụ như khu vực miền núi Tây Bắc nước ta, các đỉnh núi thường nhọn, bề mặt bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc thẳng đứng, trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất - lở đá, địa hình caxto xuất hiện nhiều nơi (vì quá trình xâm thực diễn ra với cường độ mạnh do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới chẳng hạn).

Ngược lại với xâm thực thì bồi tụ lại diễn ra mạnh mẽ ở đồng bằng, ví dụ đồng bằng sông Hồng hằng năm bồi tụ hàng nghìn tấn phù sa ở hạ lưu (đặc điểm này khác vùng nhiệt đới). Hình thành nên dạng địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn.
 
A

aqnacm

việc miền Tây Bắc địa hình đồi núi nhọn bì cắt xẻ mạnh hay karst đó là do quá trình nội sinh của khu vực này có nhiều đứt gẫy và được nâng lên mạnh mẽ. Đây là do hoạt động kiến tạo
Ngược lại đồng bằng sông Hồng hình thành do quá trình sụt chìm của bồn trũng sông Hồng vào giai đoạn Pliocen cũng là hoạt động kiến tạo nốt.
Các dạng núi non bị cắt xẻ mạnh hay đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố khắp nơi trên Trái Đất chứ đâu phải chỉ ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đây không thể là đặc trưng của khu vực này
 
T

truonghan_h

Em chú ý là diện mạo địa hình nhé.
Cái em nói là nội lực thì nơi nào chả thế. Không có nội lực làm sao có nâng lên hạ xuống tạo thành địa hình cao thấp được.
Ý chính trong đây ấy đó là quá trình xâm thực và bồi tụ với cường độ mạnh hơn các khu vực khác chính vì thế khiến cho diện mạo địa hình thay đổi nhanh chóng.
Tây Bắc và ĐBSH là anh lấy ví dụ, em nói chỉ đúng một phần. Nhắc lại ĐBSH được xem là đồng bằng châu thổ (Tại sao gọi vậy là tra lại từ).

Nào! Hãy nêu biểu hiện khác đặc trưng hơn để chứng minh!

Tóm lại biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm chỉ có: quá trình xâm thực mạnh ở vùng núi và quá trình bồi tụ ở đồng bằng
 
A

aqnacm

Đồng bằng châu thổ thì sao chứ, đồng bằng châu thổ có rất nhiều dạng khác nhau và tồn tại ở nhiều đới khí hậu khác nhau như châu thổ sông Volga ở Nga, Mississipi ở Mỹ. Không thể nói quá trình bồi tụ ở đồng bằng là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm ( em hoàn toàn không biết khái niệm địa hình nhiệt đới ẩm là cái gì và có ở từ điển nào hay tồn tại khái niệm đó không chỉ biết khí hậu nhiệt đới ẩm thôi )

Thứ 2 là nội lực mỗi nơi một khác, không phải nơi nào cũng như nhau ( cái này ko cần bàn luận nhiều )

Thứ 3 khẳng định quá trình xâm thực diễn ra mạnh hơn các nơi khác cần phải xem lại. quá trình xâm thực bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lớp phủ thực vật và khí hậu nhiệt đới ẩm thì thuận lợi cho thực vật có nhiều tầng và tán rộng phát triển làm giảm thiểu quá trình xâm thực. Mức độ xâm thực và cắt xẻ ở các núi của việt nam cũng không phải là mạnh so với thế giới.
 
A

aqnacm

Theo quan niệm của địa mạo học thì địa hình là sự kết hợp của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Không thể kết luận về địa hình khi chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố thành tạo địa hình.
Trong khi đó khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm chỉ là một phần, một nhân tố của các nhân tố ngoại sinh tác động đến địa hình.

Do đó quan niệm của em là không thể chỉ qua khí hậu mà kết luận về đặc điểm địa hình

Xin hết.
 
T

truonghan_h

Không phải là quan niệm riêng của em mà điều đó hiển nhiên rồi.
Nó chịu tác động của tổng hợp các yếu tố nội và ngoại lực.
Còn trong câu hỏi này đó là nói về sự biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần tự nhiên là địa hình. Thực ra tính biểu hiện này nó cũng không được cụ thể hóa và rõ ràng cho đặc trưng lắm. Mà nó chỉ biểu hiện thông qua quá trình xâm thực và bồi tụ là thấy rõ nét nhất.

Trích Sách giáo viên Địa 12: Quá trình xâm thực, bồi tụ là những quá trình địa mạo chủ yếu trong biến đối của địa hình Việt Nam hiện tại.

Cảm ơn em, thỉnh thoảng chúng ta lại tranh luận nhé! Anh thấy được đấy
;)
 
A

aqnacm

Đương nhiên các tác động nội lực là các tác động lâu dài với chu kỳ hàng triệu năm làm sao có thể dễ dàng nhìn thấy. Hiện tại lãnh thổ Việt Nam cũng không nằm trong giai đoạn có các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ tuy nhiên không thể không tính đến các yếu tố nội sinh.

Thực ra quá trình xâm thực, bồi tụ có thể gọi là quá trình "san phẳng" địa hình. Điều này trái ngược với đặc điểm địa hình của chính Việt Nam là sự phân cắt mạnh mẽ của địa hình. Điều này có thể nói rằng những dấu vết và ảnh hưởng của các quá trình nội sinh vẫn rất rõ ràng và không thể không tính đến khi nói về đăc điểm điểm địa hình hay các quá trình địa mạo ở Việt Nam.

Vâng em sẵn sàng tranh luận với bác nếu có dịp :D
 
Top Bottom