N
nganha_lc


ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta. Vị trí địa lý mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
-Đặc điểm vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý trên đất liền : + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
- Nằm ở múi giờ thứ 7.
- Vừa gắn với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Biển ĐÔng và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn
-Thuận lợi,khó khăn
a/ Thuận lợi:
- Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
- Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a/ Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản, là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp...
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Câu 2: Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
*Đặc điểm : 4 đặc điểm nổi bật:
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ, nhiều dạng địa hình catxto
d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người : dẫn chứng: miền núi???... đồng bằng???.....
*Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
( Đây chính là thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi với sự phát triển kinh tế xã hội)
a/ Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
b/ Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
Câu 3: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi
Đông Bắc và Tây Bắc
Yếu tố Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc
Ranh giới Từ đứt gãy s.Hồng ra phía Đông
Từ đứt gãy s.Hồng về phía T, phía N đến thung lũng s.Cả
Độ cao và hình thái - Núi thấp: hTB: 500 – 600m
- Địa hình thấp dần từ TB – ĐN: các dãy núi cao đồ sộ ở giáp biên giới Việt – Trung, càng về ĐN núi càng thấp dần, thung lũng rộng - Vùng núi và cao nguyên cao nhất nước ta: h trên 2000m
- Hình thái núi rất trẻ: núi cao, thung lũng hẹp, sườn rất dốc
Hướng núi Hướng núi chủ yếu là vòng cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Núi, cao nguyên, thung lũng đều chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao
- Các cao nguyên: Tà Phình, Xin Chải, Sơn La, Mộc Châu
Câu 4: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi
Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn
Yếu tố Vùng núi Bắc Trường Sơn Vùng núi Nam Trường Sơn
Ranh giới Từ S. Cả đến dãy Bạch Mã
Từ Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ
Độ cao và hình thái Hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa:
- Bắc là vùng núi cao Tây Nghệ An
- Nam là vùng núi trung bình Tây Thừa Thiên Huế
- Giữa vùng núi thấp Quảng Bình - Núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh trên 2000m, dốc đứng xuống đồng bằng ven biển
- Hệ cao nguyên xếp tầng điển hình, độ cao từ 500 – 800 – 1000 – 1500m, được phủ lớp ba zan dày
Hướng núi Gồm nhiều dãy chạy song song và so le theo hướng TB – ĐN như: Pu lai leng – Rào Cỏ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoành Sơn, Bạch Mã - Hướng núi có 2 đoạn: đoạn đầu hướng B – N, đoạn cuối hướng ĐB – TN
- Các cao nguyên: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh
Câu 5: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của địa hình hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
a. Giống nhau
- Đều là hai đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Đều có đất phù sa màu mỡ
b. Khác nhau
Yếu tố Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích Diện tích: 15.000 km2
Diện tích: 40.000 km2
Địa hình - Do bồi tụ phù sa của s.Hồng
- Địa hình cao ở rìa phía T, TB, thấp dần ra biển.
- Có hệ thống đê điều nên bề mặt bị chia cắt thành các ô: có khu ruộng cao, có vùng trũng ngập nước
- Do bồi tụ phù sa của s. Cửu Long
- Địa hình rất thấp và bằng phẳng, nên dễ ngập nước vào mùa mưa và ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- Không có hệ thống đê điều, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt
Đất đai - Đất trong đê ko được bồi tụ thường xuyên, khai thác lâu đời đất dễ bạc màu.
- Đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên, đất rất tốt - Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nên rất màu mỡ.
- Do thấp nên 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn và đất phèn
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta. Vị trí địa lý mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
-Đặc điểm vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý trên đất liền : + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
- Nằm ở múi giờ thứ 7.
- Vừa gắn với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Biển ĐÔng và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn
-Thuận lợi,khó khăn
a/ Thuận lợi:
- Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
- Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a/ Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản, là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp...
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Câu 2: Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
*Đặc điểm : 4 đặc điểm nổi bật:
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ, nhiều dạng địa hình catxto
d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người : dẫn chứng: miền núi???... đồng bằng???.....
*Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
( Đây chính là thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi với sự phát triển kinh tế xã hội)
a/ Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
b/ Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
Câu 3: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi
Đông Bắc và Tây Bắc
Yếu tố Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc
Ranh giới Từ đứt gãy s.Hồng ra phía Đông
Từ đứt gãy s.Hồng về phía T, phía N đến thung lũng s.Cả
Độ cao và hình thái - Núi thấp: hTB: 500 – 600m
- Địa hình thấp dần từ TB – ĐN: các dãy núi cao đồ sộ ở giáp biên giới Việt – Trung, càng về ĐN núi càng thấp dần, thung lũng rộng - Vùng núi và cao nguyên cao nhất nước ta: h trên 2000m
- Hình thái núi rất trẻ: núi cao, thung lũng hẹp, sườn rất dốc
Hướng núi Hướng núi chủ yếu là vòng cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Núi, cao nguyên, thung lũng đều chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao
- Các cao nguyên: Tà Phình, Xin Chải, Sơn La, Mộc Châu
Câu 4: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi
Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn
Yếu tố Vùng núi Bắc Trường Sơn Vùng núi Nam Trường Sơn
Ranh giới Từ S. Cả đến dãy Bạch Mã
Từ Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ
Độ cao và hình thái Hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa:
- Bắc là vùng núi cao Tây Nghệ An
- Nam là vùng núi trung bình Tây Thừa Thiên Huế
- Giữa vùng núi thấp Quảng Bình - Núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh trên 2000m, dốc đứng xuống đồng bằng ven biển
- Hệ cao nguyên xếp tầng điển hình, độ cao từ 500 – 800 – 1000 – 1500m, được phủ lớp ba zan dày
Hướng núi Gồm nhiều dãy chạy song song và so le theo hướng TB – ĐN như: Pu lai leng – Rào Cỏ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoành Sơn, Bạch Mã - Hướng núi có 2 đoạn: đoạn đầu hướng B – N, đoạn cuối hướng ĐB – TN
- Các cao nguyên: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh
Câu 5: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của địa hình hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
a. Giống nhau
- Đều là hai đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Đều có đất phù sa màu mỡ
b. Khác nhau
Yếu tố Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích Diện tích: 15.000 km2
Diện tích: 40.000 km2
Địa hình - Do bồi tụ phù sa của s.Hồng
- Địa hình cao ở rìa phía T, TB, thấp dần ra biển.
- Có hệ thống đê điều nên bề mặt bị chia cắt thành các ô: có khu ruộng cao, có vùng trũng ngập nước
- Do bồi tụ phù sa của s. Cửu Long
- Địa hình rất thấp và bằng phẳng, nên dễ ngập nước vào mùa mưa và ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- Không có hệ thống đê điều, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt
Đất đai - Đất trong đê ko được bồi tụ thường xuyên, khai thác lâu đời đất dễ bạc màu.
- Đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên, đất rất tốt - Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nên rất màu mỡ.
- Do thấp nên 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn và đất phèn
Last edited by a moderator: