Địa 12 [Địa lí 12] Đề cương ôn tập học kì 1

L

linkinpark_lp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người xem giúp mình 2 câu này với!
Câu 1:
Trình bày đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa chân núi. Tại sao cùng là 1 đai này nhưng giới hạn về độ cao ở 2 miền lại có sự khác nhau?
Câu 2:
Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta? Vì sao mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam?
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

1. Đặc điểm khí hậu

Tính chất nhiệt đới ẩm:
Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
Tính chất gió mùa
Gió mùa mùa đông:
Gió mùa ĐB:
Nguồn gốc là khối KK lạnh xuất phát từ cao áp Xibia vào nước ta hoạt động từ tháng 11 – 4
Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy
Bạch Mã. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
Gió tín phong ở phía nam: Nguồn gốc từ trung tâm cao áp trên Thái bình dương thổi về xích đạo, hướng ĐB. Phạm vị hoạt động từ Đà nẵng trở vào Nam.
Gió mùa mùa hè:
Đầu mùa luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy núi biên giới Việt – Lào gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở phía đông. Gió phơn khô nóng tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc và cuối mùa hạ luồng gió từ cao áp chí tuyến Nam BC thổi lên theo hướng TN, gió này nóng, ẩm gây mưa nhiều trong cả nước.
Đặc điểm đất đai
Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Có 3 nhóm đất chính: Nhóm đất feralit ở miền đồi núi thấp, chiếm 65%, nghèo mùn, nhiếu sét. feralit màu đỏ vàng chứa nhiều Fe, Al -> bị đá ong hoá -> ko có giá trị về KT. feralit hình thành trên đá badan, đá vôi: màu đỏ thẫm, đỏ vàng -> có giá trị trồng cây CN. Đất mùn núi cao, chiếm 11% diện tích đất, chứa nhiều mùn. Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do:
Sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình, địa hình phía Nam thấp hơn và bằng phẳng hơn so với địa hình phía bắc, ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
Ảnh hưởng của gió mùa lên 2 miền Nam Bắc khác nhau


2.a) Hoạt động và hậu quả của bão
- Trên cả nước: Mùa bão kéo dài từ tháng VI đến tháng XI (chủ yếu tập trung vào các tháng VIII, IX, X) và chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.
- Hậu quả: Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..., gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.

b) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam,miền Bắc và vào tháng IX cho miền Trung: Chủ yếu do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
 
Top Bottom