Địa 12 [Địa lí 12]Câu hỏi trong SGK: Sông ngòi Việt Nam.

Status
Không mở trả lời sau này.
B

bemyheart

Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm : mạng lưới sông ngòi dày đặc.Sông ngòi nhìu nước, giầu phù sa. Chế độ nước theo mùa?
Tại sao địa hình nước ta bị xâm thực mạnh?
Giúp tớ với nhé. Thanks nhìu!

do nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa
địa hình xâm thực nghĩa là thế nào thì em wen mất oy
 
A

aqnacm

quá trình xâm thực là quá trình bào mòn địa hình do tác động của dòng nước. một nước có lượng mưa lớn, thủy văn dày đặc đương nhiên quá trình xâm thực phải xảy ra mạnh mẽ rồi, việc chứa nhiều phù sa và lắng đọng phù sa chỉ diễn ra khi mà động lực của dòng chảy đã xuống rất thấp tức gần như giải phóng hết năng lượng, vì thế bồi tụ chủ yếu ở các vùng đồng bằng, cửa sông ven biển thôi.
 
X

xeto

Tất cả những điều bạn hỏi đều được giải thích rằng: do thiên nhiên nước ta là thiên nhiên của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, bạn hãy đọc lại những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ở trong SGK 12 nâng cao có đầy đủ đấy)
 
T

testdw

Lưu ý phần đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Các thành phần tự nhiên Việt Nam: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật đều bị chi phối bởi yếu tố khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Giữa các thành phần tự nhiên luôn có mối quan hệ với nhau. Để giải thích mạng lưới sông ngòi, chế độ nước sông và lượng phù sa thí em có thể tìm hiểu theo các hướng này nhé:
- Mạng lưới sông ngòi liên quan đến hướng nghiêng địa hình, cấu trúc địa hình (quá trình phong hoá mạnh --> hình thành lớp vỏ phong hoá dễ bị xâm thực)
- Chế độ nước sông liên quan đến yếu tố lượng mưa (khí hậu)
- Lượng phù sa cũng liên quan đến lượng mưa, ngoài ra nó liên quan đến độ dốc của sông, nơi bắt nguồn, cấu trúc địa chất....
 
T

testdw

Địa hình nước ta bị xâm thực mạnh do các nguyên nhân:
- Lượng mưa lớn.
- Hướng nghiêng của địa hình, đặc biệt ở những vùng địa hình dốc bị mất lớp phủ thực vật làm tăng cường động năng (vận tốc) của nước >>khả năng xâm thực bề mặt địa hình lớn.
- Cấu trúc của lớp đất đá bề mặt. Do quá trình phong hoá ( Phá huỷ đá, hình thành đất) diến ra mạnh tạo lớp vỏ phong hoá dày, lớp vỏ này dễ dàng bị bóc mòn dưới hoạt động của nước.
- Ngoài ra còn có hoạt động xâm thực của sóng biển, gió ở vùng ven biển nữa. Có gì em tham khảo thêm nhá. ^_^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom