đó là chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm - Một trong Tứ Đại Khí của Việt Nam thời Lý-Trần
Cùng với Côn Sơn, Yên Tử - chùa Quỳnh Lâm là ba trung tâm Phật Giáo của Việt Nam thời nhà Lý - Trần. Chùa nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đồng Triều, xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Việt Nam, là nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phất, nhiều hội lớn có tiếng trong sử sách được tổ chức tại đây như hội" Thiên Phật bảy ngày, bảy đêm" (1352)...
Tháp mộ trong khuôn viên chùa
Theo truyền thuyết, tại Quỳnh Lâm nhà sư Khổng Lộ - đời nhà Lý đã đúc pho tượng Di Lạc bằng đồng, cao 20m được coi là một trong "Tứ đại khí" của Việt Nam thời ấy. Sau những biến cố thiên nhiên, giặc giả, vào năm 1629 chùa Quỳnh Lâm được tái tạo trùng tu với những điện Phật, hành lang tả hữu, tam quan, gác chuông... tổng cộng tới 103 gian.
Hiện ở sân trước chùa có nhiều tháp cổ, trong đó có tháp Tuệ Quang là tháp mộ Thiền sư Chân Nguyên dựng năm 1726. Đặc biệt, chùa còn giữ một tấm bia thời Lý dựng trước cửa chùa cao 2,43m, rộng 1,54m khắc chữ hai mặt và một số di vật bằng đá, đất nung cổ. Trong chùa còn có một số một số chân cột to có đường kính 1,28m, có hoa sen chạm trỗ theo phong cách nhà Lý.
Hàng năm lễ hội chính của chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4 tháng 2 âm lịch, nhưng từ suốt 3 tháng xuân với lòng thành kính tất cả các tín đồ Phật tử gần xa đều về đây dâng hương lễ Phật.