Địa [Địa 9]Lý thuyết,ôn tập, giải đáp kiến thức ôn THPT

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn! Thời gian hiện nay đang là nước rút với mỗi chúng ta phải không nào?
Cùng nhau đi ôn tập về lý thuyết, bài tập trắc nghiệm nhé!
Với toppic này bạn có thể tự học được môn địa lý, ôn tập thành từng bài / hỏi xoáy đáp xoay kiến thức địa lý. Hỏi bài tập địa lý, bí quyết điểm cào bất cứ cấp nào.
Hoàn toàn miễn phí. Bắt đầu thôi.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Địa lý dân cư
Bài 1: cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

I. Các dân tộc ở Việt
Nam
– Trên lãnh thổ nước ta hiện nay có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống gắn bó. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
– Dân tộc Kinh chiếm 86.2% dân số, là dân tộc có tỉ lệ đông nhất. Các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8%
– Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, các ngành nghề thủ công, lực lượng đông đảo nhất trong nền kinh tế.
– Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau.
– Người Việt định cư ở nước ngoài, là những người Việt Nam nhưng dù ở xa quê hương họ vẫn yêu tổ quốc, hướng về tổ quốc, đóng góp vào công cuộc xây dựng tổ quốc.



II. Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Kinh
– Vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác….
– Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ….
– Sống theo đơn vị làng, xóm, thôn….
2. Các dân tộc ít người
– Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia.
– Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
– Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành cừng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ – Bo chủ yếu ở Lâm Đồng,…
– Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.
– Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
– Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

Luyện tập:các bạn trả lời nhé.
1,Mỗi dân tộc nước ta đều có những nét riêng, thể hiện như thế nào?
2Các tỉnh cực nam trung bộ và nam bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
3, Khu vực trường sơn Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc ít người?
4,Nghề thủ công của dân tộc Thái, Tày là gì?
5,Dân tộc nào chủ yếu sống ở đô thị.
 
Top Bottom