-------------------------------------
Mạng lưới GTVT nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. Có 3 đầu mối GTVT có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là : HN, ĐN, TP.HCM, đã hình thành được các nhiều vận tải chuyên môn hóa và các trục giao thông chính theo hướng Bắc – Nam. Nhìn chung các phương tiện vận tải được tăng cường và hiện đại hóa.
a.. Đường ô tô
- Sự phát triển:
+ Gần đây nhờ huy động vốn và tập trung đầu tư nên được mở rộng và hiện đại hoá.
+ Cơ bản phủ kín các vùng, phương tiện và chất lượng đều tăng.
+ So sánh năm 2004 với năm 1990 :
-Khối lượng hàng vận chuyển đường bộ tăng 3,6 lần
-Khối lượng hàng luân chuyển tăng 4,3 lần
-Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 3,5 lần
-Khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8 lần
+ Tồn tại:
-Mật độ còn thấp so với một số nước trong khu vực
-Chất lượng còn thấp; tỉ lệ được rải nhựa thấp, hẹp..
+Các tuyến đường chính là:
-QL 1A từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng KT (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm KT lớn của nước.
-Đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng) là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía Tây đất nước.
- Các tuyến đường Đông - Tây : QL 7, 8, 9, 19, 26, 14...
- Các tuyến đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ VN đang được kết nối vào hệ thống đường bộ khu vực và quốc tế nhằm tăng cường sự hội nhập của nước ta